Luận Văn Đánh giá một số tổ hợp lai mới có bố là các giống lúa thuộc loài phụ Javanica

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá một số tổ hợp lai mới có bố là các giống lúa thuộc loài phụ Javanica

    Phần I
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Lương thực là vấn đề rất quan trọng và là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với tất cả các nước trên thế giới nói chung và đối với nước Việt Nam nói riêng. Hiện nay trên thế giới có trên 6 tỷ người đang tiếp nhận bức thông tin về nguy cơ khủng hoảng lương thực, khi dân số thế giới tiếp tục tăng lên thì sản lượng lương thực khó đáp ứng nổi, nhất là các nước Châu Á và Châu Phi.
    Vì lý do đó mà việc áp dụng khoa học kỹ thuật để làm tăng sản lượng lương thực là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách .
    Giải pháp tốt cho vấn đề này là việc sử dụng ưu thế lai trong công tác lai tạo giống.Việc sử dụng ưu thế lai đã mở ra một hướng phát triển mới làm tăng sản lượng lương thực thế giới lên đáng kể, trong đó lúa lai đóng một vai trò quan trọng.
    Lúa lai đã được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm và nghiên cứu từ lâu, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, đất ít người đông, trình độ thâm canh cao và với tập quán cây lúa thì chỉ cần 20 kg hạt giống lúa/ha-đây là các điều kiện thuận lợi để phát triển lúa lai. Lúa lai có thời gian sinh trưởng phù hợp với trà lúa xuân muộn ở các tỉnh phía Bắc, nhờ vậy có thể gia tăng diện tích trà lúa xuân muộn bằng lúa lai trong cơ cấu vụ xuân né tránh sản lượng bấp bênh do điều kiện thời tiết bất thuận. Sản xuất lúa lai còn thúc đẩy công nghệ sản xuất hạt giống lai phát triển, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người trồng lúa. Lúa lai đã cho năng suất cao ở các điều kiện sinh thái vùng núi, vì thế có thể xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đảm bảo lương thực tại chỗ cho các vùng cao thuộc vùng núi phía Bắc và Tây nguyên [1]. Tuy vậy nhưng thực tế hiện nay cho thấy ưu thế lai trong loài đã được khai thác mạnh, nó có thể tạo ra ưu thế lai cao, nhưng ưu thế lai xa giữa các loài phụ khác nhau còn có thể cho ưu thế lai cao hơn nữa. Song trong lai xa giữa các loài phụ ta lại gặp phải khó khăn lớn đó là con lai của chúng có thể xẩy ra hiện tượng bất dục[16]. Mà mục tiêu của chọn giống lúa lai đặc biệt là lúa lai hai dòng, con lai phải có khả năng phục hồi hữu dục cao để cung cấp giống cho sản xuất, đồng thời nó phải đạt được năng suất cao khi lai xa giữa các giống của các loài phụ khác nhau. Vì vậy cần khắc phục được vấn đề bất dục của con lai xa.Việc chuyển gen tương hợp rộng của bố mẹ vào con lai là một giải pháp tốt để thực hiện vấn đề lai xa giữa các loài phụ và tạo ra sự đa dạng di truyền của con lai xa.
    Để xác định được khả năng phục hồi hữu dục của con lai xa giữa Indica/Javanica, Japonica/Javanica chúng tôi thực hiện đề tài:
    “Đánh giá một số tổ hợp lai mới có bố là các giống lúa thuộc loài phụ Javanica“.
     
Đang tải...