Thạc Sĩ đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bõ tại hai tỉnh Bắc Cạn và Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 3/2/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề

    Đã từ lâu, ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông
    nghiệp nước ta. Đặc trưng của ngành chăn nuôi là biến đổi nguồn prôtêin trong
    các loài thực vật mà con người ít hoặc không sử dụng, thành nguồn prôtêin động
    vật có giá trị cao. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi nhân dân ta thường
    dùng nhiều cách để tăng năng suất trong đó phổ biến nhất là tăng năng suất bằng
    thức ăn [19].
    Để đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, thì người làm công tác chăn
    nuôi phải biết khai thác tiềm năng đất đai và cây làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng
    đất đó. Tuy nhiên ở Việt Nam người làm công tác chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh
    nghiệm sẵn có của bản thân và vừa làm vừa học, đặc biệt là người dân các tỉnh
    trung du, miền núi. Mặt khác, ngành chăn nuôi chưa được coi là ngành sản xuất
    độc lập của gia đình, địa phương, mà họ coi chăn nuôi là nghề thứ yếu. Chủ yếu
    tận dụng sản phẩm thừa của nông nghiệp, trẻ em lao động dư thừa của gia đình
    làm công tác chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò.
    Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu để cung cấp sức kéo
    cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Đàn bò thường làm động lực kéo ở những vùng
    đất cát nhẹ, phân bố khắp cả nước nhưng tập trung nhiều nhất từ Thanh Hóa dọc
    quốc lộ số 1 đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Do nuôi bò lấy sức kéo làm mục
    tiêu, nên đàn bò không phát triển hoặc phát triển rất chậm. Trong khi đó thịt bò là
    thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàng năm thế giới tiêu thụ một khối lượng
    khá lớn khoảng 45- 50 triệu tấn thịt, giá trung bình một kg thịt bò từ 5- 6 USD/ kg.
    Nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu về thịt bò ngày càng lớn, tuy
    vậy thịt bò bày bán trên thị trường nước ta vẫn chưa nhiều, thịt bò bày bán hầu hết
    là bò cày kéo, bò thải loại hoặc bò già chất lượng thịt không cao, người tiêu dùng
    chưa thật ưa thích [33].
    Hiện nay, chăn nuôi bò sữa ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Giải
    quyết thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng là những yếu tố có tính quyết định đến
    năng suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi bò sữa. Trong 10 năm gần đây
    đàn bò sữa của nước ta phát triển khá mạnh năm 1992 cả nước có 13.080 con,
    năm 1999 đã lên đến 24.401 con, năm 2000 tăng lên 34.982 con và năm 2001 đạt
    41.241 con. Từ khi thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001
    về một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa, đàn bò sữa năm 2002 đã tăng
    lên 54.000 con. Như vậy trong vòng 1 năm đàn bò sữa đã tăng lên 20.000 con ,
    bằng cả giai đoạn 20 năm (1973-1992). Có được những thành công trên, ngoài
    các yếu tố quản lý, thú y thì yếu tố quyết định vẫn là giải quyết tốt, đầy đủ thức
    ăn cho bò, nhất là thức ăn thô xanh (cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp). Có thể
    khẳng định rằng: chỉ có trồng cỏ mới có thể nuôi được bò sữa. Bên cạnh đó, các
    gia đình chăn nuôi bò thịt vẫn còn thói quen chăn thả là chính, không trồng cỏ
    hoặc ít dùng, vì thực tế hiệu quả đem lại là rất thấp. Các thảm cỏ tự nhiên bị
    thoái hóa cao, ngày càng không đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi [26].
    Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái
    cần có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là với chăn nuôi đại gia
    súc. Với mục đích xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lược phát triển
    kinh tế và tìm các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ, cây cỏ tự nhiên,
    cỏ và các cây trồng khác, chúng tôi đã chọn nghiên cứu Đề tài: "Đánh giá một
    số mô hình khai thác thức ăn cho chăn nuôi bò tại hai tỉnh Bắc Kạn và Vĩnh
    Phúc". Đề tài nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ được dùng làm thức ăn
    gia súc ở các xã và mức độ sử dụng hiện tại của người dân địa phương với các
    loài này. Từ đó có thể rút ra kết luận khoa học nhằm cung cấp các kiến thức cơ
    bản, cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phương, đem lại
    hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng gì đến môi trường sống.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    I. Đặt vấn đề 1
    II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài 2
    III. Đóng góp mới của Đề tài . 3
    Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và ở Việt Nam 4
    1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới 4
    1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam . 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam 11
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới . 12
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam 15
    1.3. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên . 16
    1.3.1. Nghiên cứu về thành phần loài . 16
    1.3.2. Nghiên cứu về năng suất . 17
    1.3.3. Nghiên cứu về chất lượng cỏ . 18
    1.4. Vấn đề sử dụng và thoái hoá đồng cỏ . 20
    1.5. Các loại thức ăn và đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ,
    cây trồng làm thức ăn cho bò 22
    1.5.1. Các loại thức ăn . 22
    1.5.1.1. Thức ăn thô . 22
    1.5.1.2. Thức ăn tinh 22
    1.5.1.3. Các phế phụ phẩm ngành trồng trọt . 23
    1.5.1.4. Thức ăn khoáng 23
    1.5.2. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn . 23
    1.5.2.1. Cỏ hòa thảo . 23
    1.5.2.2. Cây họ Đậu . 24
    1.5.2.3. Cây trồng khác 25
    1.6. Nhận xét chung . 27
    CHưƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU . 28
    2.1. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Dương Quang, Phương Linh
    và xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn 28
    2.1.1. Xã Dương Quang . 28
    2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 28
    2.1.1.2. Đặc điểm xã hội 29
    2.1.1.3. Đánh giá chung . 29
    2.1.2. Xã Phương Linh 30
    2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên . 30
    2.1.2.2. Đặc điểm xã hội 30
    2.1.2.3. Đánh giá chung . 31
    2.1.3. Xã Hà Hiệu 31
    2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên . 31
    2.1.3.2. Đặc điểm xã hội 32
    2.1.3.3. Đánh giá chung . 32
    2.2. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Đại Tự, An Tường
    tỉnh Vĩnh Phúc 33
    2.2.1. Xã Đại Tự 33
    2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 33
    2.2.1.2. Đặc điểm xã hội 34
    2.2.1.3. Đánh giá chung . 34
    2.2.2. Xã An Tường . 35
    2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên . 35
    2.2.2.2. Đặc điểm xã hội . 36
    2.2.2.3. Đánh giá chung . 36
    CHưƠNG III: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ
    PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 38
    3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 38
    3.2.1.1. Lập tuyến điều tra 38
    3.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn . 38
    3.2.1.3. Phương pháp điều tra trong dân . 39
    3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 40
    3.2.2.1. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật . 40
    3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất 40
    3.2.2.3. Xác định dạng sống 40
    3.2.2.4. Đánh giá chất lượng cỏ . 40
    3.2.2.5. Phân tích mẫu đất . 47
    CHưƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
    4.1. Thực trạng nguồn thức ăn gia súc tại các địa phương
    của Bắc Kạn 49
    4.1.1. Các thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu . 49
    4.1.1.1. Điểm nghiên cứu xã Dương Quang . 49
    4.1.1.2. Điểm nghiên cứu xã Phương Linh . 56
    4.1.1.3. Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 62
    4.1.2. Thành phần dạng sống . 71
    4.1.2.1. Điểm nghiên cứu xã Dương Quang . 71
    4.1.2.2. Điểm nghiên cứu xã Phương Linh . 76
    4.1.2.3. Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 80
    4.1.3. Năng suất và chất lượng cỏ ở các điểm nghiên cứu 87
    4.1.4. Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất . 93
    4.1.5. Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu . 94
    4.2. Các thảm cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Vĩnh Phúc . 95
    4.2.1. Các bãi cỏ vùng ven sông Hồng . 95
    4.2.1.1. Thành phần loài . 95
    4.2.1.2. Năng suất và chất lượng đồng cỏ ven sông Hồng 99
    4.2.2. Cỏ trồng . 100
    4.2.2.1. Năng suất cỏ 100
    4.2.2.2. Chất lượng cỏ 101
    4.3. Thực trạng về khai thác thức ăn hiện nay của từng địa phương . 101
    4.3.1. Thực trạng về khai thác . . 101
    4.3.2. So sánh các mô hình chăn nuôi 103
    4.3.3. Đánh giá và đề xuất phương hướng 104
    Kết luận và đề nghị 107
    Danh mục các công trình của tác giả 109
    Tài liệu tham khảo . 110
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...