Thạc Sĩ Đánh giá một số giống Lúa lai Hai Dòng trong mạng lưới Khảo Nghiệm Quốc Gia ở vụ mùa 2011 Tại Văn Lâ

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
    Lúa (Oryza sativa L.) Là cây lương thực chính của hơn một nửa thế giới, tập trung tại các nước châu Á ,châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo dự báo của FAO- Food and Agricuture and Organization , thế giới đang nguy cơ thiếu hụt lượng thực do dân số tăng nhanh (Khoảng chín tỷ người năm 2010), sức mua lương thực , thực phẩm tại nhiều nước tăng,biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm hoạ khô hạn, bão lụt, quá trình đô thị hoá làm giảm đất lúa ,nhiều nước phải dành đất ,nước để trồng cây nhiên liệu sinh học vì sự khan hiếm nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho nhu cầu đời sống và công nghệ phát triển.Chính vì vậy, an ninh lương thực là vấn đề cấp thiết hàng đầu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong đó có tỉnh Hưng Yên thuộc khu vực Phía Bắc nuớc ta là vấn đề cấp thiết hàng đầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai.
    Lúa ưu thế lai hay gọi tắt là lúa lai là một khám phá lớn để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả canh tác lúa.Nhiều nước đang tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Lúa lai đã được nghiên cứu và phát triển rất thành công ở Trung Quốc và hiện diện tích gieo trồng lúa lai ở nước này đã lên đến 18 triệu ha, chiếm khoảng 66% diện tích trồng lúa của Trung Quốc.Lúa lai cũng đã và đang được mở rộng ở các nước trồng lúa châu Á khác như Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar,Philippines,bangladesh với quy mô ước đạt 1,35 triệu ha năm 2006, trong đó diện tích lúa lai của Việt Nam khoảng 560 nghìn ha( tổng khiêm ,2007). Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa, đảm bảo an toàn lương thực, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai.
    Việt nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm gạo làm lương thực chính, và là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai là rất cấp thiết.Tuy vậy, việc áp dụng gặp phải có một số khó khăn. Giống lúa lai chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài (hiện tại nước ta nhập khẩu hơn 80% giống F1 của Trung Quốc), không chủ động được nguồn giống , giá giống lúa lai cao,khó kiểm soát thị trường giống .Các giống lúa lai thường có nhược điểm là chất lượng lúa gạo chưa cao, khả năng chống chịu sâu bệnh kém.Qui trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai rất nghiêm ngặt, các tỉnh Phía Bắc và ven biển Trung Bộ nơi tiêu thụ chính về lúa giống lại rất khó chủ dộng công nghệ sản xuất lúa lai.Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai cho các tỉnh phía bắc là rất cần thiết và có triển vọng mở ra cơ hội mới tăng năng suất và sản lượng lúa gạ, tạo việc làm thu nhập cho nông dân qua việc sản xuất hạt giống lúa lai, góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực, thu hút lao động ở lại nông thôn.
    Được sự phân công của Khoa Nông Học cùng với sự chấp nhận của Trạm Khảo Nghiệm Giống Cây Trồng và Phân Bón Văn Lâm, Dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Trần Văn Quang tôi tiến hành đề tài :” Đánh giá một số giống lúa lai hai dòng trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia ở vụ mùa 2011 tại Văn Lâm –Hưng Yên”.
    1.2 Mục Tiêu Đề Tài
    Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của 10 tổ hợp lúa lai theo tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa tiêu chuẩn 10 TCN558-2002 và thang điểm chuẩn của IRRI. Để tuyển chọn 2-4 tổ hợp lúa lai triển vọng, thích hợp vụ Hè thu của vung Hưng Yên.
    Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống của tổ hợp lúa lai hệ hai dòng. Nghiên cứu quy trình sản xuất hạt giống và kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất hạt giống lúa lai ở Trạm Khảo Nghiệm Giống Cây Trồng Vân Lâm.



    1.3 Phạm Vi Nghiên Cứu
    Đối tượng nghiên cứu gồm 16 giống lúa và tổ hợp lúa lai, 14 tổ hợp lúa lai thí nghiệm, một tổ hợp lúa lai làm đối chứng thứ nhất và một giống lúa thường làm đối chứng thứ hai.
    Thời gian thực hiện : từ ngày
    Địa điểm tại Trạm Khảo Nghiệm Giống Cây Trồng và Phân Bón Văn Lâm
    Do thời gian thực hiện khoá luận ngắn nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong một vụ thí nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...