Luận Văn đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG


    MỤC LỤC​

    MỞ ĐẦU



    Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh là trục xuyên Việt thứ 2, sau quốc lộ 1A, được xây dựng trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải trình Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7: “Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình phân bổ lại cho lao động và bố trí lại cơ cấu kinh tế, khai thác và phát triển có hiệu quả trên một vùng đất rộng lớn ở phía Tây đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. Lợi ích về phát triển kinh tế của tuyến đường Hồ Chí Minh là rõ ràng, tuyến đường sẽ là trục dọc Bắc - Nam chính yếu trong tương lai, góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và là hành lang quan trọng ở phía Tây để góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng.

    Việc đánh giá môi trường trong giai đoạn hoạt động các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là rất cần thiết, nhằm đánh giá môi trường sau giai đoạn thẩm định các báo cáo ĐTM và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLMT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay công việc này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.

    Đoạn tuyến đi qua Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc dự án đường Hồ Chí Minh qua khu vực có tính nhạy cảm đa dạng sinh học cao, là khu vực được quy định để bảo tồn.

    Cúc Phương là biểu tượng của Việt Nam về bảo tồn thiên nhiên, là niềm tự hào của dân tộc ta đối với thế giới, bởi lẽ nó ra đời từ năm 1962 và đã trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng khó khăn gian khổ nhưng đến nay vẫn được bảo vệ, gìn giữ nguyên vẹn và trở thành mô hình mẫu trong hệ thống các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Vườn đã được Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương Lao động, Huân chương độc lập và được Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng lao động.

    Cúc Phương là trọng điểm của thế giới về đa dạng sinh học bởi vì Cúc Phương có hệ sinh thái rất đa dạng. ¾ là núi đá vôi, ¼ là núi đất và thung lũng, có rừng nguyên sinh rộng lớn, rừng thứ sinh, có trảng cỏ xen kẽ và có dòng sông Bưởi chạy qua là nguồn nước duy nhất cung cấp cho động vật, thực vật của Vườn.

    Vườn có hành lang nối liền với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp nối với Bắc Trường Sơn tạo thành vành đai giao lưu thuận lợi cho động thực vật trên toàn vùng. Liên vùng Cúc Phương - Pù Lương là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi duy nhất còn sót lại của miền Bắc nước ta, có tính đa dạng sinh học rất cao. Nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm, loài đặc hữu được xếp loại và loài nguy cấp và rất nguy cấp của Việt Nam và thế giới.

    Do vậy, đề tài luận văn chọn đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương trong giai đoạn khai thác để đánh giá môi trường và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học VQG Cúc Phương trong khu vực đoạn tuyến đi qua, đảm bảo sự phát triển bền vững giữa phát triển giao thông và môi trường.
     
Đang tải...