Thạc Sĩ Đánh giá môi trường đầu tư và các giải pháp tiếp thị đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    ​​

    1. Giới Thiệu

    Với định hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước thì việc thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế, từ nguồn vốn trong và ngoài nước là rất quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Nhiều Quốc Gia đã thành công trong việc phát triển kinh tế quốc gia của mình, tuy nhiên cũng không ít quốc gia mà ở đó việc phát triển kinh tế không được như ý muốn. Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia này không phải là họ làm sai, nhưng là do họ theo đuổi các chính sách phát triển, lệ thuộc qúa nhiều vào lý thuyết lợi thế so sánh, không còn phù hợp trong nền kinh tế thế giới hiện nay nữa1. Một số quốc gia đã vực được nền kinh tế của mình lên như Nhật bản, Hàn Quốc, v.v. là những quốc gia không có những lợi thế so sánh về các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ. Sự tin tưởng vào lý thuyết lợi thế so sánh do Ricardo đưa ra từ thế kỷ 19 có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thất bại trong việc phát triển kinh tế địa phương.
    Những thách thức trong cạnh tranh trên lãnh vực toàn cầu đòi hỏi các quốc gia, thành phố, tỉnh thay đổi cách nhìn của họ. Lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa vì các lợi thế này đều mang tính tương đối. Lý do là các địa phương cùng cạnh tranh vào tài nguyên thiên nhiên dẫn đến giá của nó ngày càng có xu hướng giảm đi. Lao động rẻ thường không bù được cho kỹ năng lao động.
    Trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới với trình độ khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao trong lao động hơn là số lượng và chi phí của lực lượng lao động.
    Một cách nhìn về địa phương định chính sách đều đồng ý đó là xem một địa phương như là một thương hiệu để tiếp thị nó. Như vậy, về mặt tiếp thị, một địa phương được xem như là một thương hiệu, gọi là “Thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Trên quan điểm tiếp thị địa phương, các địa phương cần phải xác định thị trường mục tiêu của mình. Thị trường bao gồm các nhà đầu tư, kinh doanh, trong và ngoài nước. Đây cũng là thị trường ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Aù sau cuộc khủng hoảng tài chính. Các địa phương tìm cách kêu gọi đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Lý do là đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều ngành nghề mới, tạo công việc làm, giúp phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu nhập cho người lao động, và thu nhập cho ngân sách2. Để kích thích và hấp dẫn các nhà đầu tư, các nhà tiếp thị địa phương thường nỗ lực xác định đặc trưng của địa phương có ý nghiõa với khách hàng mục tiêu của mình, từ đó xây dựng và quảng bá vị trí của địa phương mình cho khách hàng đầu tư hiện tại và tiềm năng.
    Một địa phương thành công khi có khả năng hoạch định chiến lược tiếp thị phù hợp cũng như thực hiện được quy trình tiếp thị địa phương mình một cách có hiệu quả. Hai khả năng này sẽ tạo cho sự phát triển bền vững của địa phương. Một địa phương thất bại trong việc phát triển là địa phương mà nhà tiếp thị không có được kỹ năng hoạch định cũng như thực hiện chiến lược tiếp thị. Tuy nhiên, khi một địa phương có chiến lược tiếp thị hợp lý nhưng lại thiếu khả năng thực hiện cũng tạo một sự mất ổn định cho địa phương đó. Ngược lại, một địa phương có khả năng thực hiện cao nhưng lại thiếu năng lực hoạch định chiến lược thì sự thành công của địa phương này mang tính may rủi. Trong nhiều trường hợp, các địa phương này có thể thành công, nhất là trong ngắn hạn, nhưng do thiếu tầm nhìn chiến lược nên rất khó phát triển bền vững trong dài hạn.
    Đề tài
    ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾP THỊ ĐẦU TƯ VÀO TỈNH LÂM ĐỒNG
    2. Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
    Nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc từ khi mở cửa và tiếp tục đổi mới và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, GDP tiếp tục tăng trưởng trên 7% năm, quan hệ Việt- Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 và Mỹ đã bình thường hóa với Việt Nam. Chính phủ đã chủ động kiểm soát được mức độ lạm phát, không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
    Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam qua các năm đều liên tục tăng, tính trong giai đoạn từ 1995 đến 2005, mức tăng trung bình 12%/năm, trong đó khu vực nhà nước tăng trung bình 16.2%/năm khu vực ngoài quốc doanh tăng trung bình 11.6%/năm, và khu vực có FDI tăng trung bình 5.7%/năm3. Đây là một tín hiệu đáng khích lệ và phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Liên quan đến đầu tư nước ngoài, trong 20 năm qua, các hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được điều chỉnh bởi Luật đầu tư nước ngoài ban hành ngày 29/12/1987 cùng với những sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992, 1996, 2000 và đặc biệt là năm 2005 và các văn bản hướng dẫn khác4. Trong những năm gần đây, tình hình thu hút vốn FDI dao động liên tục nhưng tổng vốn đầu tư vẫn theo chiều hướng tăng. Điều này cho thấy: Các dự án đầu tư mang tính tập trung hơn, quy mô trung bình của từng dự án lớn hơn, hứa hẹn nhiều hơn vào hiệu quả đầu tư.
    Tính đến 31/12/2005, đã có 6.341 dự án đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam – với tổng số vốn đăng ký là 53,6 tỷ USD. Các dự án đầu tư nước ngoài chiếm 18% tổng vốn đầu tư5.
    Tuy có nhiều thay đổi trong nguồn FDI, kết quả đạt được vẫn chưa cao, vì vậy môi trường đầu tư ở Việt Nam còn nhiều mặt cần được khắc phục, nhưng trong thời gian qua, công tác cải thiện môi trường đầu tư cũng như các hoạt động quảng bá về cơ hội đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nâng cao dần lòng tin của các khách hàng đầu tư trong nước và nước ngoài. So với các khu vực khác, đầu tư tại Lâm Đồng còn tương đối thấp. Về FDI, với số lượng 88 Dự án tại Lâm Đồng và với tổng vốn đầu tư 131,3 triệu USD, so với 25285,4 triệu USD của cả nước, nguồn vốn FDI vào khu vực này còn khá khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân tác động vào tình hình thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng, khách quan cũng như chủ quan. Tác động của chính sách mới về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại các đô thị lớn làm cho một số dự án có quy mô khá lớn hoãn lại việc đầu tư hoặc chuyển sang nước khác.
    Về đầu tư trong nước, tăng trưởng trong đầu tư mạnh nhất vẫn là khu vực kinh tế nhà nước. Trong khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp được thi hành (01/01/2000), cũng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khu vực này cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu bình đẳng trên thị trường, phần nào đó làm giảm động lực đầu tư6. Hơn nữa các dịch vụ quản lý hỗ trợ kinh doanh và hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, góp phần làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam7, v.v.
    Có nhiều nghiên cứu, phân tích về những yếu tố làm giảm mức độ cạnh tranh của Việt Nam8 cũng như của từng địa phương và những phân tích đánh
    giá này góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng.
    Lý thuyết tiếp thị nói chung và tiếp thị địa phương đã cho thấy, nếu khách hàng (đầu tư, kinh doanh) thỏa mãn với một địa phương, đó là lợi thế cạnh tranh quan trọng của địa phương đó. Lý do là khi khách hàng thỏa mãn với địa phương, họ không những có xu hướng gia tăng tiêu dùng (ở đây là đầu
    tư nhiều hơn) vào địa phương đó, mà còn giới thiệu với các nhà đầu tư kinh doanh khác vào địa phương. Do đó, khám phá ra các yếu tố về môi trường đầu
    tư có khả năng làm gia tăng mức độ thỏa mãn các nhà đầu tư và kinh doanh tại một địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển địa phương đó.
    Để góp phần vào việc cải thiện, phát triển môi trường đầu tư tại Lâm Đồng nhằm kích thích các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, trong và ngoài nước, hay nói cách khác là xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu Lâm Đồng. Theo quan điểm tiếp thị địa phương cho các khách hàng đầu tư, mục tiêu của luận văn này bao gồm:
    1. Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư hiện tại Lâm Đồng, dựa trên quan điểm của khách hàng đầu tư. Công việc này bao gồm việc khám phá, phân tích, và đánh giá những yếu tố về môi trường đầu tư có khả
    năng tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng đầu tư.
    2. Nhận dạng những vấn đề cơ bản về môi trường đầu tư của địa phương cần phải ưu tiên giải quyết cho từng khách hàng đầu tư mục tiêu theo quan điểm tiếp thị địa phương, và đề xuất một số giải pháp tiếp thị đầu
    tư cho tỉnh Lâm Đồng.

    3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

    3.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư tại Lâm Đồng được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
    ã Đánh giá mức độ nhận biết, đầu tư và hài lòng của khách hàng đầu tư đối
    với môi trường đầu tư tại Lâm Đồng.
    ã Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đầu tư về các thủ tục có liên quan.
    ã Phân tích sự tác động của các biến số nêu trên đến sự cam kết, gắn bó của khách hàng đầu tư tại Lâm Đồng.
    ã Đề xuất các giải pháp tiếp thị môi trường đầu tư tại Lâm Đồng nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Lâm Đồng.
    Biến nghiên cứu (biến phụ thuộc) ở đây sẽ là biến “Sự hài lòng của khách hàng đầu tư” và các biến tác động (biến độc lập) bao gồm: Cơ sở hạ tầng đầu tư, chế độ, chính sách đầu tư, môi trường sống và làm việc. Ba biến độc lập này được giả định là sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng đầu
    tư. Sự tác động này có thể được nhìn thấy qua mô hình lý thuyết của nghiên cứu này được thiết kế theo hình 1.1.
    Trong mô hình này, các biến độc lập và phụ thuộc đều là những biến tiềm ẩn (latent variables). Mỗi biến như vậy sẽ được đo lường bằng các yếu tố thành phần (items). Các yếu tố thành phần để đo lường các biến này đã được
    xác định trong bảng câu hỏi điều tra.

    3.2 Mẫu và cơ cấu mẫu

    Mẫu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Kích thước mẫu được chọn là 231 mẫu, dữ liệu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS
    13.0. Đối tượng điều tra ở đây là các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng. Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua ba bước, (1) nghiên cứu khám phá thông qua dữ liệu thứ cấp, (2) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính, (3) nghiên cứu chính
    thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

    3.3 Xây dựng thang đo (Phụ lục số 2)

    Thang đo trong nghiên cứu này được xây dựng theo quy trình xây dựng thang đo trên cơ sở các lý thuyết về xây dựng thang đo. Chúng được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc thù của môi trường đầu tư dựa vào kết quả của bước nghiên cứu định tính.
    Như đã trình bày ở trên, có 4 khái niệm nghiên cứu: Ba biến tiềm ẩn và một biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là: (1) Cơ sở hạ tầng đầu tư, (2) Chính sách, dịch vụ đầu tư, (3) Môi trường sinh sống và làm
    việc.
    Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua sách báo, niên giám
    thống kê, tạp chí chuyên ngành, nguồn thông tin nội bộ tại Lâm Đồng và mạng Internet. Dữ liệu này dùng để khám phá sơ bộ hiện trạng của Lâm Đồng
    và các tỉnh lân cận cùng với các quan điểm về thu hút đầu tư của địa phương. Trên cơ sở dữ liệu này, cùng với cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương, luận văn
    sẽ thiết kế và thực hiện nghiên cứu định tính tiếp theo để xác định sơ bộ những yếu tố có khả năng đem lại sự thỏa mãn của các nhà đầu tư tại Lâm Đồng.
    3.4 Nghiên cứu khám phá thông qua nghiên cứu định tính
    Nghiên cứu định tính thường được dùng tìm hiểu sâu về thái độ và hành vi của các khách hàng đầu tư. Vì vậy, nghiên cứu này được sử dụng bước nghiên cứu định tính thông qua thảo luận với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của Lâm Đồng và một số doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Mục đích của luận văn này là khám phá thái độ quan điểm về các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, của chính các nhà đầu tư, kinh doanh, cùng với các yếu tố về môi trường đầu tư tại Lâm Đồng tạo nên sự thỏa mãn của họ. Nghiên cứu này là cơ sở để thiết lập các thang đo lường các yếu tố về môi trường đầu tư sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
    3.5 Nghiên cứu định lượng
    Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Lâm Đồng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của các bước nghiên cứu trước. Nghiên cứu nhằm mục đích đo lường các yếu tố về môi trường đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng vào sự thỏa mãn của các nhà đầu tư.
    Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn các biến đo lường, phương pháp hồi quy đa biến được dùng để xác định mức độ thỏa mãn của các yếu tố đầu tư vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư.
    4. Ý nghĩa của nghiên cứu
    Kết quả của nghiên cứu giúp cho Lâm Đồng một số cơ sở ban đầu về vai trò của các yếu tố môi trường đầu tư tác động vào mức độ thỏa mãn của khách hàng đầu tư. Một số giải pháp tiếp thị đầu tư đề ra từ kết quả nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng chiến lược và chương trình tiếp thị đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho Lâm Đồng trong giai đoạn tới.

    5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

    Nghiên cứu được chia làm bốn chương, gồm:
    Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
    Chương 2: Giới thiệu cơ sở lý thuyết về tiếp thị địa phương và tiếp thị đầu tư.
    Chương 3: Thực trạng môi trường đầu tư tại Lâm Đồng và các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của các Khách hàng đầu tư tại Lâm Đồng.
    Chương 4: Đề xuất giải pháp tiếp thị đầu tư vào Lâm Đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...