Luận Văn đánh giá môi trường cạnh tranh của miên trung thông qua sự so sánh kiểm đinh thông kê chỉ số năng lự

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA MIỀN TRUNG THÔNG

    QUA SỰ SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH PCI QUA HAI NĂM 2005 VÀ 2006

    Thái Thanh Hà

    Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

    I. Mở đầu

    Vùng duyên hải miền Trung vẫn còn là vùng nghèo, kém phát triển so với cả nước với chỉ số GDP bình quân đầu người toàn quốc vẫn lớn hơn gấp 1,6 lần so với miền Trung. Trong khi dân số miền Trung chiếm 28% tổng dân số cả nước, nhưng tỷ lệ nghèo lại lên đến 37%, và tổng sản phẩm công nghiệp chỉ chiếm 9% so với cả nước [2], [5]. Tuy nhiên trong những năm qua, miền Trung đã có những thành tựu phát triển kinh tế đáng ghi nhận. Những thành tựu này một phần là kết quả nỗ lực chung của cả nước trong tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với sự công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO. Đồng thời, thành tựu này cũng là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của các tỉnh miền Trung trong việc cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Kể từ khi luật Doanh Nghiệp ra đời, số lượng doanh nghiệp tư nhân có đăng ký chính thức đã tăng gấp 6 lần so với 9 năm trước khi luật doanh nghiệp chưa ra đời. Không hề nghi ngờ là nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp dẫn trong môi trường đầu tư chắc chắn là một trong những nguyên nhân quan trọng mang lại thành công đó. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các tỉnh miền Trung có thực sự được cải thiện theo thời gian, năm nay tốt hơn năm trước hay không? Để trả lời cho câu hỏi nói trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh thống kê theo thời gian và phép kiểm định thống kê cặp (paired-sample t-test), dựa trên nguồn số liệu chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tổ chức “Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam” VNCI, nhằm đánh giá môi trường đầu tư của miền Trung đã thực sự được cải thiện trong hai năm 2005 và 2006 hay chưa. Dựa vào kết quả đánh giá để chỉ ra những yếu tố cấu thành nào trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại vùng miền Trung đã được cải thiện tích cực, những yếu tố nào chưa và trên cơ sở đánh giá này, trên cơ sở đó, rút ra những đề xuất để hoàn thiện hơn năng lực cạnh tranh cho các tỉnh miền Trung.

    II. Các yếu tố cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được thiết kế nhằm thể hiện nhưng sự khác biệt của các tỉnh và thành phố về môi trường pháp lý và chính sách. Chỉ số này được xây dựng nhằm lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia một số tỉnh lại tốt hơn những tỉnh khác về mức tăng trưởng và sự phát triển năng động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh [1]. Kết hợp thông tin từ phỏng vấn điều tra doanh nghiệp về những đánh giá của họ đối với môi trường kinh doanh địa phương, kết hợp với những nguồn số liệu tin cậy khác, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã được xây dựng trên một loạt các tiêu chí và được trình bày một cách chi tiết tại trang chủ, hoặc các báo cáo của VNCI [3], [4].Về mặt tóm lược, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm có các yếu tố cấu thành sau đây: 1) Chi phí gia nhập thị trường; 2)Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; 3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; 4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; 5) Chi phí không chính thức; 6) Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; 7) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; 8) Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; 9) Đào tạo lao động; 10) Thiết chế pháp lý. Thảo luận và miêu tả cụ thể các yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sẽ được trình bày tại phần sau của nghiên cứu này. Việc lựa chọn 11 tỉnh duyên hải miền Trung là cơ sở nghiên cứu vì những lý do đồng nhất về địa lý và các điều kiện kinh tế xã hội. Chính vì thế mà các tỉnh Tây Nguyên, mặc dù cũng nằm ở miền Trung nhưng không đưa vào đối tượng trong nghiên cứu này.

    III. Phương pháp và kết quả nghiên cứu

    Dựa vào nguồn số liệu của cả nước mà VNCI thực hiện trong qua các năm 2005 và năm 2006, nghiên cứu này đã lọc và chọn ra số liệu của 11 tỉnh duyên hải miền Trung trên bộ số liệu về năng lực cạnh tranh của 64 tỉnh và thành phố trong cả nước mà Sáng kiến Cạnh Tranh Việt Nam [6], [7]. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này thực hiện các so sánh chỉ số thống kê theo thời gian và kiểm định thống kê cặp (paired t-test) nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu liệu rằng năng lực cạnh tranh của các tỉnh duyên hải miền Trung đã thực sự được cải thiện trong hai năm liên tiếp gần đây hay không. Đối với yếu tố “Đào tạo lao động” và “Thiết chế pháp lý” do trong cơ sở dữ liệu năm 2005 không thực hiện mà VNCI chỉ mới thực hiện cho năm 2006. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này không thể thực hiện kiểm định thống kê được và không có số liệu so sánh thống kê qua hai năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...