Luận Văn Đánh giá mối quan hệ di truyền của một số mẫu dẻ và nghiên cứu bảo tồn nguồn Gen dẻ Trùng Khánh - Ca

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ MẪU DẺ VÀ NGHIÊN CỨU BẢO TỒN NGUỒN GEN DẺ TRÙNG KHÁNH - CAO BẰNG BẰNG KỸ THUẬT

    Lời mở đầu

    1. Đặt vấn đề
    Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho sự phát triển của thực vật nên rừng chiếm một diện tích lớn. Rừng cung cấp nguồn lâm sản, góp phần cân bằng môi trường sinh thái và điều hoà khí hậu. Từ đầu thế kỉ XX, rừng bị tàn phá nặng nề một phần do chiến tranh và một phần do tập quán du canh, di cư, đốt nương, làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi. Nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và các sinh vật sống trên trái đất. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và xoá đói giảm nghèo.

    Dẻ là một trong những loại cây rừng được khuyến khích trồng vì cây dẻ có giá trị kinh tế cao [14]. Các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, hạt đều có thể sử dụng [4]. Cây dẻ sống thích hợp trên điều kiện đất đồi núi khô hạn và nghèo dinh dưỡng [3]. Cách trồng dẻ hiện nay chủ yếu bằng phương pháp cắt cành hoặc cây con bầu đất trong khi hệ số nhân chồi thấp nên lâu cho thu hoạch và hiệu quả chưa cao. Họ dẻ ở Việt Nam không lớn lắm nên việc nhận biết không mấy khó khăn. Tuy nhiên, việc phân biệt các chi trong họ lại khó còn việc định loại các loài trong các chi lớn lại càng khó khăn hơn [4].

    Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt kỹ thuật sinh học phân tử như: PCR, AFLP, RAPD, RFLP, SSR . đã và đang được ứng dụng vào các lĩnh vực: Phân tích và đánh giá hệ gen của thực vật nhằm xác định những thay đổi của dòng được chọn lọc ở mức độ phân tử; sử dụng các chỉ thị phân tử hỗ trợ cho chọn giống cây trồng góp phần rút ngắn thời gian chọn tạo giống; đánh giá đa dạng di truyền giữa các loài; phân lập và chuyển gen có giá trị kinh tế để nâng cao chất lượng và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi cuả môi trường . Thành công của sinh học phân tử hiện đại đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng các giống cây trồng [5], [12].

    Để đánh giá mối quan hệ di truyền của một số mẫu dẻ và góp phần vào việc bảo tồn nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng, chúng tôi chọn đề tài: "Đánh giá mối quan hệ di truyền của một số mẫu dẻ và nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô - tế bào thực vật".

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Phân tích mối quan hệ di truyền của một số mẫu dẻ bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
    - Nghiên cứu môi trường và quy trình nhân giống in vitro dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng nhằm mục đích bảo tồn nguồn gen.

    3. Nội dung nghiên cứu
    3.1. Đánh giá mối quan hệ di truyền của một số mẫu dẻ bằng kỹ thuật RAPD.
    3.2. Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro.
    - Khử trùng mẫu: Thăm dò nồng độ cồn, javen và thời gian thích hợp để khử trùng hạt dẻ Trùng Khánh.
    - Nhân chồi: Tìm hiểu môi trường tạo chồi thông qua nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ và tổ hợp các chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin và nhóm auxin.
    - Tạo cây hoàn chỉnh: Tìm hiểu môi trường tạo rễ thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin.
    - Đưa cây ra môi trường tự nhiên: Nghiên cứu giá thể và điều kiện thích hợp để đưa cây dẻ con tạo được qua nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ra trồng ngoài môi trường.

    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Đặc điểm hình thái và hệ thống phân loại dẻ 3
    1.2. Vai trò của cây dẻ
    1.3. Một số thành tựu của nuôi cấy mô - tế bào thực vật trong nhân giống và bảo tồn nguồn gen một số cây trồng
    1.4. Ứng dụng của kỹ thuật RAPD trong đánh giá mối quan hệ di truyền của một số loài thực vật
    Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Vật liệu
    2.1.1. Vật liệu thực vật 16
    2.1.2. Hoá chất và thiết bị
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu nuôi cấy mô - tế bào
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số mẫu dẻ bằng kỹ thuật RAPD
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Đặt vấn đề
    3.2. xây dựng cấu trúc điều khiển bốn góc phần tư FQR (Four – Quadrant PWM
    Rectifier) cho động cơ một chiều DC
    3.3. Thiết kế bộ điều chỉnh
    3.3.1. Động cơ một chiều
    3.3.2. Tổng hợp mạch vòng dòng điện
    3.3.3. Số hóa bộ điều chỉnh
    3.4. Điều khiển công suất phản kháng và công suất tác dụng
    CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
    4.1. Mô phỏng bộ chỉnh lưu ba pha bốn góc phần tư
    4.1.1. Mô hình mô phỏng chỉnh lưu PWM
    4.1.2. Kết Quả mô phỏng
    4.2. xây dựng mô hình thực nghiệm
    4.2.1. Cấu trúc thực nghiệm
    4.2.1.1. Giới thiệu về card điều khiển 1104 của hãng dSPACE
    4.2.1.2. Phần mền Control Desk
    4.2.1.3.Card giao diện và hệ thống đo lường
    4.2.2. Quá trình thực nghiệm tại phòng thí nghiệm
    4.2.3. Kết quả thực nghiệm
    4.3. Kết luận:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...