Luận Văn Đánh giá mô hình ghép chồi cải tạo giống cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta) tại vùng chuyên

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Cây cà phê là cây công nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Cây cà phê được xem là cây mũi nhọn trong chiến lược kinh tế của Tây nguyên. Ngành cà phê phát triển đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động, ổn định đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
    Trong 15 năm (1990 – 2004) Việt Nam đã xuất khẩu cà phê với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5.289.620.244 USD. Hiện nay, sản phẩm cà phê Việt Nam cung cấp đến 40% sản lượng cà phê thế giới, cà phê Việt Nam được biết đến trên 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Niên vụ 2007 – 2008 Việt Nam đã xuất khẩu 1.077.375 tấn đạt giá trị 2.087.009 USD.
    Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, diện tích cà phê cả nước năm 2009 có khoảng 506.000 ha được trồng từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên với 469.563 ha chiếm 92,79%, trong đó: Đăk Lăk 178.903 ha, Lâm Đồng 127.668 ha, Gia Lai 76.000 ha, Đăk Nông 72.500 ha, Kom Tum 14.492 ha.
    Cơ cấu giống cà phê hiện nay trong sản xuất: Chủ yếu là cà phê vối chiếm 92,86%; cà phê chè chiếm 6,14%; các giống khác chiếm 0,9%.
    Hiện nay diện tích cà phê có tuổi kinh doanh trên 20 năm ngày càng tăng, hiện có trên 123.107 ha trồng năm 1989 trở về trước chiếm 24,33% tổng diện tích và diện tích già cỗi có tuổi kinh doanh trên 20 năm trong 5-10 năm tới sẽ tăng nhiều và chiếm khoảng gần 50% diện tích cả nước (Bộ NN&PTNT, 2009).
    Trước đây, hầu hết các diện tích cà phê được trồng bằng hạt (cây thực sinh), công tác tuyển chọn giống không được người sản xuất chú trọng nên vườn cây khi đưa vào kinh doanh, thâm canh cho năng suất cao nhưng vẫn có những biểu hiện vườn cây không đồng đều, năng suất không ổn định do trong vườn có những cây quả ít, quả nhỏ, cây không có quả và bị bệnh gỉ sắt chiếm tỷ lệ cao.
    Mặt khác vườn cây cà phê kinh doanh có độ tuổi cao nên năng suất, chất lượng giảm dần.
    Thực tiễn trong sản xuất để khắc phục những yếu điểm trên nhiều hộ nông dân đã áp dụng biện pháp cải tạo như: cưa đốn nuôi chồi tái sinh, đào bỏ những cây cho năng suất thấp sau đó trồng lại nhưng hiệu quả đem lại không cao, gây nhiều tốn kém và cây con dễ bị cạnh tranh về ánh sáng dinh dưỡng, nước .bởi các cây lớn xung quanh.
    Vì vậy cần phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp ngành cà phê Việt Nam nói chung và ở Đăk Lăk nói riêng phát triển bền vững thì nhất thiết phải áp dụng đồng bộ các giải pháp như: thay thế các giống cũ năng suất kém bằng các giống đã được chọn lọc có năng suất, chất lượng cao và kháng được bệnh gỉ sắt; việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi thay thế để cải tạo vườn cây cà phê vối kinh doanh cho phép nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê.
    Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mô hình ghép chồi cải tạo giống cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta) tại vùng chuyên canh cà phê ở Đăk Lăk”. Nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất cà phê tại Đăk Lăk.
    1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục tiêu
    Đánh giá mô hình ghép cải tạo bằng các dòng vô tính cà phê vối, thông qua đó đề ra các biện pháp kỹ thuật để cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh hiện nay cho năng suất thấp, chất lượng kém, nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
    1.2.2. Giới hạn đề tài
    Vì thời gian quá ngắn nên kết quả nghiên cứu chỉ bổ sung thêm một số chỉ tiêu về sinh trưởng sau ghép, theo dõi năng suất bằng cách giám định. Còn lại dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cụ thể trước đó về 5 DVT cà phê vối đã được công nhận của viện KHKT NLN Tây Nguyên, kế thừa các số liệu đã có về năng suất thực thu, bệnh gỉ sắt, phẩm cấp hạt qua nhiều năm.
    Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của các mô hình ghép tại 2 điểm khảo nghiệm trên địa bàn Đăk Lăk.


    MỤC LỤC

    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài 2
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Đặc điểm nông sinh học cây cà phê vối 4
    2.2. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép 14
    2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật ghép chồi thay thế trên thế giới, Việt Nam và ở Đăk Lăk 26
    3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    3.1. Nội dung 31
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 31
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
    4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
    4.1. Điều tra đánh giá thực trạng canh tác cây cà phê ở Đăk Lăk 34
    4.1.1. Hiện trạng các vườn cà phê vối ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk 34
    4.1.2. Hiện trạng các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk 38
    4.2. Kết quả đánh giá mô hình ghép cải tạo 44
    4.2.1. Sinh trưởng của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng tại 2 điểm điều tra 44
    4.2.2. Năng suất lý thuyết của 5 dòng vô tính tại 2 địa điểm điều tra 45
    4.2.3. Phẩm chất quả, hạt của các dòng vô tính và đối chứng tại 2 địa điểm (kế thừa) 48
    4.2.4. Đánh giá khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính và đối chứng (kế thừa) 51
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
    5.1. Kết luận 53
    5.2. Đề nghị 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...