Tiến Sĩ Đánh giá mô hình Đội lưu động cụm xã nhằm cải thiện hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế tại 3 huy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Tuyến y tế xã, phường, thị trấn 4
    1.1.1. Khái niệm tuyến y tế cơ sở và tuyến xã, phường, thị trấn 4
    1.1.2. Nhiệm vụ của trạm y tế xã 4
    1.1.3. Tổ chức trạm y tế xã . 7
    1.1.4. Nhân lực trạm y tế xã . 8
    1.1.5. Chuẩn Quốc gia về y tế xã 8
    1.2. Vai trò của tuyến y tế cơ sở ở các nước khác 10
    1.3. Thực trạng tuyến y tế xã/phường/thị trấn tại Việt Nam 13
    1.3.1. Về tổ chức . 13
    1.3.2. Thực trạng hoạt động và chính sách đối với y tế xã phường . 14
    1.3.3. Thực trạng tài chính Trạm Y tế 15
    1.3.4. Thực trạng nhân lực y tế xã, phường 16
    1.3.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị TYT . 20
    1.3.6. Thuốc thiết yếu . 22
    1.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ ở tuyến y tế xã, phường tại Việt Nam . 23
    1.4.1. Một số kết quả thực hiện CSSKBĐ tại tuyến y tế xã/phường . 23
    1.4.2. Kết quả hoạt động khám chữa bệnh tại tuyến y tế xã/phường . 26
    1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã 30
    1.5. Một số biện pháp và mô hình nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ khám
    chữa bệnh cho tuyến Y tế xã, phường tại Việt Nam 36
    1.5.1. Đề án luân chuyển CB y tế từ tuyến trên xuống tuyến cơ sở . 36
    1.5.2. Mô hình nhân viên sức khoẻ cộng đồng . 39
    1.5.3. Mô hình y tế thôn buôn 39
    1.5.4. Mô hình quân dân y kết hợp . 39
    1.5.5. Mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà . 40
    1.6. Thực trạng tổ chức tuyến y tế xã/phường tại tỉnh Ninh Bình 41 1.6.1. Một số thông tin về tỉnh Ninh Bình 41
    1.6.2. Một số thông tin về ngành Y tế tỉnh Ninh Bình . 43
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45
    2.1. Khung lý thuyết cho nghiên cứu 45
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 46
    2.2.1. Thời gian nghiên cứu 46
    2.2.2. Địa điểm nghiên cứu can thiệp . 46
    2.3. Thiết kế nghiên cứu . 48
    2.3.1. Mục tiêu 1: Nghiên cứu khả năng cung cấp dịch vụ KCB của TYT . 48
    2.3.2. Mục tiêu 2: Nghiên cứu can thiệp 49
    2.4. Bảng tổng hợp các biến số, chỉ số nghiên cứu . 57
    2.5. Xử lý và phân tích số liệu 62
    2.5.1. Đối với số liệu định lượng 62
    2.5.2. Đối với dữ liệu định tính 63
    2.6. Đạo đức trong nghiên cứu . 63
    2.7. Những hạn chế của đề tài, sai số và phương pháp hạn chế sai số . 64
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
    3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động khám, chữa bệnh của các trạm y tế xã tỉnh
    Ninh Bình . 67
    3.1.1. Thực trạng tổ chức và cơ sở vật chất của 145 trạm y tế xã toàn tỉnh, năm 2008 . 67
    3.1.2. Thực trạng hoạt động khám, chữa bệnh của các trạm y tế xã năm 2008 . 71
    3.1.3. Thực trạng kiến thức khám chữa bệnh của BS và YS tại các trạm y tế xã
    trong tỉnh . 74
    3.2. Kết quả nghiên cứu can thiệp 78
    3.2.1. Thực trạng ốm đau và sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình tại 3 huyện
    tỉnh Ninh Bình . 78
    3.2.2. Hiệu quả mô hình Đội khám chữa bệnh lưu động cụm xã tại 3 huyện
    tỉnh Ninh Bình sau hai năm can thiệp . 84
    3.3. Kết quả nghiên cứu định tính . 102 3.3.1. Nguyện vọng và nhận xét của người dân về các hoạt động khám chữa
    bệnh của các trạm y tế xã và Đội lưu động cụm xã: . 102
    3.3.2. Ý kiến của nhân viên và lãnh đạo TYT nơi tổ chức Đội lưu động cụm xã. 102
    3.3.3. Thuận lợi trong quá trình triển khai . 105
    3.3.4. Khó khăn trong quá trình triển khai . 106
    3.3.5. Khuyến nghị trong việc duy trì mô hình 108
    3.3.6. Tổng hợp các ý kiên trên sơ đồ. . 110
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 111
    4.1. Thực trạng tổ chức, nguồn lực và hoạt động y tế xã phường tỉnh Ninh Bình 111
    4.1.1. Các vấn đề sức khỏe tại tỉnh Ninh Bình . 111
    4.1.2. Thực trạng nguồn lực của các trạm y tế . 114
    4.1.3. Trình độ chuyên môn của các nhân viên y tế xã 115
    4.1.4. Cơ sở hạ tầng của các TYT xã . 116
    4.1.5. Thực trạng một số hoạt động khám chữa bệnh của các TYT . 118
    4.2. Xây dựng mô hình Đội khám chữa bệnh lưu động cụm xã và hiệu quả của
    mô hình trong nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại TYT xã . 121
    4.2.1. Tính cấp thiết trong việc xây dựng mô hình Đội khám chữa bệnh lưu
    động cụm xã. . 121
    4.2.2. Tổ chức và quản lý mô hình Đội khám chữa bệnh lưu động cụm xã 124
    4.2.3. Hiệu quả mô hình khám chữa bệnh 125
    4.3. Kết quả điều tra hộ gia đình về tình hình ốm, sử dụng dịch vụ và tác động
    của mô hình can thiệp 126
    4.3.1. Kết quả nghiên cứu định lượng 126
    4.3.2. Ý kiến nhận xét của lãnh đạo và cơ sở y tế về Đội KCB lưu động liên xã . 131
    4.3.3. Thuận lợi, khó khăn và khả năng duy trì, mở rộng mô hình 132
    4.3.4. Tính khả thi và khả năng duy trì, mở rộng mô hình . . 133
    KẾT LUẬN 135
    KHUYẾN NGHỊ 137
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1. Số lượng TYT theo vùng sinh thái . 14
    Bảng 1.2. Một số chỉ số về nguồn nhân lực tại trạm y tế xã phường . 17
    Bảng 1.3. Một số chỉ số đầu ra của trạm y tế xã giai đoạn 1995-2013 24
    Bảng 3.1. Tình hình nhân lực tại TYT xã trong tỉnh năm 2008 . 67
    Bảng 3.2. Thực trạng tài chính tại các Trạm Y tế xã năm 2008 . 68
    Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng tại các Trạm Y tế xã năm 2008 . 68
    Bảng 3.4. Thực trạng trang thiết bị tại các trạm y tế xã năm 2008 69
    Bảng 3.5. Thực trạng thuốc thiết yếu tại các trạm Y tế xã năm 2008 70
    Bảng 3.6. Hoạt động KCB trung bình tại một TYT giai đoạn 2005-2008 . 71
    Bảng 3.7. Chăm sóc thai sản trung bình tại một TYT giai đoạn 2005-2008 73
    Bảng 3.8. Thông tin chung của BS và YS tham gia nghiên cứu 74
    Bảng 3.9. Tỷ lệ BS và YS tham gia nghiên cứu được đào tạo nâng cao chuyên môn
    từ 3 tháng trở lên từ khi tốt nghiệp . 75
    Bảng 3.10. Tỷ lệ Y sĩ, Bác sĩ tại TYT được tham gia đào tạo chuyên môn từ 1 đến
    dưới 3 tháng trong 3 năm. . 75
    Bảng 3.11. Tỷ lệ Y sĩ, Bác sĩ tại TYT được tham gia đào tạo chuyên môn dưới 1
    tháng trong 3 năm gần đây 76
    Bảng 3.12. Nhu cầu cần đào tạo liên tục của Y sĩ, Bác sĩ tại TYT 76
    Bảng 3.13. Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ khám bệnh - điều trị nội trú - công tác y tế
    dự phòng của các TYT theo đánh giá của Bác sĩ, Y sĩ . 77
    Bảng 3.14. Kiến thức về khám, chẩn đoán và điều trị bệnh thông thường của BS,
    YS tại các TYT xã trước can thiệp . 77
    Bảng 3.15. Thông tin chung của đối tượng thời điểm trước can thiệp (2009) . 78
    Bảng 3.16. Tỷ lệ HGĐ có người ốm trong vòng 4 tuần qua trước can thiệp . 79
    Bảng 3.17. Lý do không lựa chọn TYT khi có người bị ốm trước can thiệp . 80
    Bảng 3.18. Tỷ lệ các HGĐ có đến TYT trong 1 năm qua trước can thiệp . 81
    Bảng 3.19. Đánh giá của các HGĐ về dụng cụ y tế của TYT trước can thiệp . 81 Bảng 3.20. Đánh giá của các HGĐ về thuốc tại TYT trước can thiệp . 82
    Bảng 3.21. Đánh giá của các HGĐ về giá dịch vụ tại TYT trước can thiệp 82
    Bảng 3.22. Tỷ lệ HGĐ có người trên 60 tuổi được khám sức khỏe trước can thiệp 83
    Bảng 3.23. Tỷ lệ HGĐ có người > 60 tuổi được cấp sổ theo dõi sức khỏe trước can thiệp . 83
    Bảng 3.24. Sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản ở TYT trước can thiệp . 83
    Bảng 3.25. Hiệu quả cải thiện về kiến thức của Bác sỹ và Y sĩ tại các nhóm TYT
    nghiên cứu sau can thiệp . 84
    Bảng 3.26. Thu nhập của TYT xã và nhân viên y tế 85
    Bảng 3.27. Hiệu quả về sử dụng các dịch vụ y tế (trung bình mỗi TYT/năm) 86
    Bảng 3.28. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và người khuyết tật tại TYT 87
    Bảng 3.29. Sử dụng dịch vụ cận lâm sàng tại TYT sau can thiệp (lượt XN) . 88
    Bảng 3.30. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu . 89
    Bảng 3.31. Tỷ lệ các hộ gia đình có người ốm trong vòng 1 tháng qua . 90
    Bảng 3.32. Tỷ lệ HGĐ đã lựa chọn cơ sở KCB ban đầu khi có người ốm 90
    Bảng 3.33. Tỷ lệ HGĐ có người ốm đã điều trị khỏi tại TYT 91
    Bảng 3.34. Tỷ lệ chẩn đoán đúng của TYT với tuyến trên trong các trường hợp
    chuyển tuyển . 92
    Bảng 3.35. Lý do các HGĐ không lựa chọn TYT khi có người bị ốm 93
    Bảng 3.36. Tỷ lệ HGĐ đến TYT khám, mua thuốc, điều trị trong 1 năm qua . 94
    Bảng 3.37. Đánh giá của HGĐ về trình độ chuyên môn của các cán bộ tại TYT 94
    Bảng 3.38. Đánh giá của các HGĐ về thái độ phục vụ của các cán bộ tại TYT 95
    Bảng 3.39. Đánh giá của các HGĐ về dụng cụ y tế tại TYT . 96
    Bảng 3.40. Đánh giá của các HGĐ về thuốc tại TYT 97
    Bảng 3.41. Đánh giá của các HGĐ về giá dịch vụ tại TYT . 97
    Bảng 3.42. Tỷ lệ các hộ gia đình có người trên 60 tuổi được khám sức khỏe . 98
    Bảng 3.43. Tỷ lệ HGĐ có người trên 60 tuổi được cấp số theo dõi sức khỏe 99
    Bảng 3.44. Hoạt đông chăm sóc thai sản 100
    Bảng 3.45. Hiểu biết của HGĐ tại nơi có can thiệp biết về đội khám lưu động 101
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ và có sổ theo dõi tại
    TYT giai đoạn 2005-2008 . 72
    Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ người tàn tật được theo dõi quản lý và hướng dẫn phục hồi chức
    năng tại TYT giai đoạn 2005-2008 . 72



    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1.1: Sơ đồ nguyên nhân hoạt động KCB của TYT chưa tốt 32 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) là một bộ phận quan trọng trong hệ
    thống y tế cơ sở, là nơi đầu tiên người dân tiếp xúc với hệ thống y tế công lập, có
    nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ),
    khám chữa bệnh thông thường, chẩn đoán và xử trí các cấp cứu ban đầu tại xã, cung
    cấp các dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, khám chữa bệnh (KCB), phục hồi
    chức năng, giải quyết về cơ bản các vấn đề sức khỏe ban đầu trong cộng đồng [49].
    Trạm Y tế xã (TYT) là tuyến gần dân nhất nên người dân dễ tiếp cận, chi phí điều
    trị rẻ hơn các cơ sở y tế khác. TYT có thể điều trị được từ 50% đến 70% các trường
    hợp bệnh trong cộng đồng [53], [54]. Việc củng cố và nâng cao năng lực cung cấp
    dịch vụ y tế tuyến xã, đưa các dịch vụ y tế có chất lượng đến với người dân không
    những có tác dụng hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội cần quan
    tâm được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế tại cộng đồng một cách sớm nhất, mà
    còn đảm bảo công bằng trong khám, chữa bệnh cho nhân dân, góp phần ổn định
    kinh tế, chính trị xã hội của địa phương [56].
    Từ khi có Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung Ương
    Đảng về việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở, đặc biệt mạng lưới Y tế
    xã phường, thì tuyến Y tế xã, phường đã được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp
    ủy, chính quyền trong việc cung cấp dịch vụ CSSKBĐ cho người dân tại địa
    phương [1]. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được, công tác y tế tại TYT
    của một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế [50], đặc biệt là về vấn
    đề nhân lực [38], [53]. Ngoài ra, cơ sở vật chất đã được đầu tư, nhưng những trang
    thiết bị y tế để hỗ trợ công tác KCB còn thiếu thốn [38], ảnh hưởng nhiều tới chất
    lượng dịch vụ được cung cấp. Các TYT chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của
    người dân địa phương, nhất là khi các nội dung CSSKBĐ đã khác trước đây, khi
    nhu cầu KCB mãn tính tăng lên. Cho dù tại một số TYT đã có bác sĩ nhưng trình độ
    chuyên môn chưa tốt hơn, thêm vào đó lại thiếu các thiết bị xét nghiệm chẩn đoán
    tối thiểu nên chưa chưa thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị [53], [59]. Trang 2
    thiết bị y tế hoặc không đủ, hoặc phân tán (xã có thiết bị này xã khác lại lại thiếu
    thiết bị kia), sự không đồng bộ về thiết bị hỗ trợ chần đoán, thiếu bác sỹ được đào
    tạo cập nhật kiến thức chuyên môn tạo nên tình trạng nguồn lực vừa thiếu vừa
    không đồng bộ , hậu quả là người dân không tiếp cận được với các dịch vụ mà họ
    cần ngay tại tuyến xã[50], [59], [61]. Với những lí do đó, người dân thường lựa
    chọn khám bệnh ợt tuyến hoặc khám bệnh tại các cơ sở y tế (CSYT) tư nhân [34].
    Từ đây, nghiên cứu này thử nghiệm một giải pháp nhằm bổ sung thiết bị hỗ trợ chẩn
    đoán từ tuyến huyện và tạo sự đồng bộ giữa nhân lực và trang thiết bị trong một đội
    khám chữa bệnh lưu động mỗi cụm 3 xã (trong khi chưa đủ điều kiện củng cố cho
    từng trạm YTX ). Đội này luân phiên đến các xã trong những thời gian nhất định để
    khám phát hiện các bệnh (chủ yếu là bệnh mãn tính) mà trước đó với nguồn lực của
    một trạm khó hoặc không thể làm được.
    Ninh Bình là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 90km
    về phía Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Ninh Bình cũng phải đối
    mặt với các vấn đề yếu kém trong cung cấp dịch vụ tại TYT. Người dân ít lựa chọn
    tới khám tại TYT là do thiếu trang thiết bị (16,2%), thuốc không đủ (10,8%) và
    không tin tưởng vào trình độ chuyên môn của cán bộ y tế (CBYT) (10,5%) [57]. Từ
    thực tế trên, nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về tăng cường hỗ trợ chuyên
    môn từ tuyến trên về giúp tuyến dưới, cùng với việc tạo điều kiện nâng cao trình độ,
    trang thiết bị khám chữa bệnh cho các bác sỹ tại các TYT xã, chúng tôi tiến hành
    nghiên cứu: "Đánh giá mô hình Đội lưu động cụm xã nhằm cải thiện hoạt động
    khám chữa bệnh của trạm y tế tại 3 huyện của tỉnh Ninh Bình”.
    3
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu chung:
    Nghiên cứu, thử nghiệm mô hình Đội khám chữa bệnh lưu động tại các cụm
    Trạm Y tế xã nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho giải pháp cải thiện
    chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của trạm y tế xã tỉnh Ninh Bình.

    Mục tiêu cụ thể:
    1. Mô tả thực trạng nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của các trạm y tế xã
    tỉnh Ninh Bình năm 2008
    2. Thử nghiệm và đánh giá mô hình Đội khám chữa bệnh lưu động tại các cụm
    xã của 3 huyện tỉnh Ninh Bình hai năm 1/2010 đến 1/2012.
     
Đang tải...