Thạc Sĩ Đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy phân t

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

    Chuyên ngành : Mô học - Phôi thai học
    HÀ NỘI - 2011
    MC LỤC (Luận văn dài 89 trang có File WORD)

    Chương 1 :TỔNG QUAN 3
    1.1. Tình hình vô sinh . 3
    1.1.1. Khái niệm vô sinh và tỉ lệ vô sinh 3
    1.1.2. Nguyên nhân vô sinh và tỉ lệ . 3
    1.2. Nghiên cứu về tính chất tinh dịch và quá trình sinh tinh trùng 5
    1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tinh trùng. 5
    1.2.2. Tính chất tinh dịch và quá trình sinh tinh trùng. 5
    1.2.3. Các rối loạn trong quá trình tạo tinh trùng và bài tiết tinh trùng 7
    1.3. Những nghiên cứu về mật độ và độ di động của tinh trùng ở trên thế giới và ở Việt Nam 9
    1.3.1. Ở Việt Nam 9
    1.3.2 Trên thế giới 10
    1.4. Tinh dịch đồ . 12
    1.4.1. Tiêu chuẩn của một tinh trùng bình thường. 12
    1.4.2. Tiêu chuẩn của một mẫu tinh dịch đồ bình thường. 13
    1.4.3. Các phương pháp đánh giá tinh dịch 17
    1.4.4. Các nghiên cứu về các phương pháp phân tích tinh dịch . 21
    Chương2 :ĐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
    2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 25
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 25
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 25
    2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: . 25
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. 25
    2.3.4. Quy trình nghiên cứu. 26
    2.4. Kỹ thuật và chỉ tiêu nghiên cứu 26
    2.4.1 Kỹ thuật nghiên cứu 26
    2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu . 37
    2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 38
    Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 39
    3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 39
    3.1.1.Về tuổi: 39
    3.1.2. Về mật độ tinh trùng 40
    3.1.3. Về độ di động 42
    3.2. Kết quả đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng theo ba
    phương pháp. 41
    3.2.1. Mật độ tinh trùng. 41
    3.2.2. Tỉ lệ tinh trùng di động: . 44
    3.3. So sánh kết quả giữa các phương pháp. 45
    3.3.1. So sánh kết quả mật độ tinh trùng theo ba nhóm giữa các phương
    pháp: Buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy SQA-IIB. 45
    3.3.2. So sánh kết quả mật độ và độ di động của 3 phương pháp. 48
    Chương 4 :BÀN LUẬN 51
    4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52
    4.1.1. Về tuổi 52
    4.1.2. Lấy tinh dịch và cách lấy mẫu nghiên cứu. 52
    4.2. Bàn luận về kết quả mật độ và độ di động của ba phương pháp . 56
    4.2.1. Mật độ tinh trùng sau khi đánh giá bằng 3 phương pháp 56
    4.2.2. Độ di động của tinh trùng bằng ba phương pháp . 59
    4.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của ba phương pháp. 61
    KT LUẬN 65
    KIN NGHỊ 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Tỉ lệ khác biệt cho phép giữa tỉ lệ trung bình và khác biệt
    giữa 2 lần đếm .30
    Bảng 2.2. Quy định độ pha loãng, cách pha, vùng đếm tinh trùng .31
    Bảng 2.3. Khác biệt cho phép giữa tổng số và hiệu số đếm trên 2 tiêu
    bản tính mật độ tinh 34
    Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố theo nhóm tuổi .39
    Bảng 3.2. Tỉ lệ mật độ tinh trùng ở các nhóm 40
    Bảng 3.3. Tỉ lệ độ di động của các mẫu nghiên cứu 41
    Bảng 3.4. Phân bố mật độ tinh trùng ở các nhóm của ba phương pháp .42
    Bảng 3.5. Mật độ tinh trùng trung bình của ba phương pháp .42
    Bảng 3.6. So sánh mật độ trung bình ở ba nhóm bằng buồng đếm
    Makler và buồng đếm Neubauer 45
    Bảng 3.7. So sánh mật độ tinh trùng ở ba nhóm bằng buồng đếm
    Makler và máy đếm tự động SQA-IIB 46
    Bảng 3.8. So sánh mật độ tinh trùng ở ba nhóm bằng buồng đếm
    Neubauer và máy đếm tự động SQA-IIB 47
    Bảng 3.9. So sánh kết quả mật độ và độ di động của tinh trùng bằng 2 phương pháp 48
    Bảng 3.10. So sánh kết quả mật độ và độ di động bằng 2 phương pháp .49
    Bảng 3.11. So sánh mật độ và độ di động của tinh trùng bằng 2 phương
    pháp 50

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Mật độ trung bình ở ba nhóm của ba phương pháp 43
    Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ tinh trùng di động được đánh giá bằng buồng đếm Neubauer, buồng đếm Makler và máy phân tích tự động SQA- IIB. 44
    Biểu đồ 4.1. Mật độ trung bình bằng buồng đếm Makler của chuyên gia
    (Makler1) và mật độ TB của nhóm nghiên cứu (Makler 2). 55
    Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ di động của TT được đánh giá bởi các chuyên gia (Makler1), và tỉ lệ di động được đánh giá của nhóm nghiên cứu (Makler2) 55
    Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm Makler và buồng đếm Neubauer. 60
    Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ tinh trùng di động của ba phương pháp . 61
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tinh trùng lần đầu tiên được mô tả bởi Leeuwenhoek và Hamm vào đầu năm 1677, nhưng chưa hiểu được vai trò của TT trong quá trình thụ tinh. Cho đến năm 1830, Prevost và Dumas đã chứng minh tinh trùng rất cần thiết cho sự thụ tinh [Trích dẫn theo 24] . Trước những năm 1950, vẫn chưa xác định được mối quan hệ giữa chất lượng tinh trùng với khả năng có thai [2 5][60].
    Makleod (1942), Makleod và Gold (1953), Eliasson (1971) và Helliga (1949, 1976) đã có những phân tích tinh dịch trên cơ sở khoa học và các k ỹ thuật của họ vẫn được coi là tài liệu tham khảo cho nhiều p hương pháp tiên tiến sau này [Trích dẫn theo 34].
    Phân tích tinh dịch bao gồm một tập hợp các số đo, mô tả (mật độ, độ di động, hình thái) của tinh trùng và các thông số tinh dịch [36].
    Aitken R.J và cộng sự (1991) đã cho thấy: Có thể đánh giá được chất lượng tinh dịch bằng cách đếm số lượng về mật độ, di động và hình thái của tinh trùng. Đồng thời tác giả nghiên cứu thấy 75% đàn ông có khả năng sinh sản khi có số lượng tinh trùng > 20 triệu /ml tinh dịch [26].
    Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc khám bệnh đã chẩn đoán tìm ra nguyên nhân vô sinh cho các cặp vợ chồng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, đời sống của con người càng được nâng cao thì tỉ lệ vô sinh đang ngày càng gia tăng [7] [33].
    Một thực tế, ở Việt Nam vẫn thường nghĩ nguyên nhân vô sinh là do người vợ, nên việc chẩn đoán vô sinh nữ đã được nghiên cứu và áp dụng rất nhiều. Trong khi đó, chẩn đoán vô sinh nam mới được quan tâm trong những năm gần đây [13].
    Nguyên nhân vô sinh nam do rất nhiều nguyên nhân và yêu cầu phải đánh giá toàn diện để có được chẩn đoán chính xác. Việc phân tích tinh dịch đồ, là một xét nghiệm rất cần thiết không thể thiếu khi thăm khám một cặp vợ chồng vô sinh. Đồng thời phân tích chính xác các thông số của tinh dịch sẽ góp phần quan trọng cho việc đánh giá mức độ vô sinh nam để đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý nhất cho bệnh nhân [32] [42].
    Hiện nay, tại Việt Nam, ở các trung tâm xét nghiệm có phương pháp làm tinh dịch đồ khác nhau. Tuy nhiên, để so sánh về chất lượng và độ chính xác của các phương pháp còn ít nghiên cứu. Trên thực tế, đánh giá được kết quả chính xác của tinh dịch đồ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chẩn đoán và theo dõi điều trị trong vô sinh, mặt khác tránh được lãng phí cho người bệnh và xã hội. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động SQA – IIB”.

    Mc tiêu của đề tài:
    1- So sánh kết quả đánh giá mật độ và độ di độngcủa tinh trùng ở các mẫu tinh dịch trong giới hạn bình thường bằng buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động SQA- IIB.
    2- Đánh giá ưu, nhược điểm của 3 phương pháp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...