Luận Văn Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dư¬ơng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dư­ơng


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế chung. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội cho các nền kinh tế, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Trong điều kiện đó, nỗ lực của một nền kinh tế về cải cách, phát triển, tăng tr­ưởng phải được so sánh với các nền kinh tế cạnh tranh chứ không chỉ so với nền kinh tế của chính mình trong quá khứ. Những tiến bộ đạt đư­ợc trư­ớc đây rất đáng trân trọng, song mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề phải tiến nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của mình để không bị tụt hậu và thua thiệt trong kinh doanh.
    Nước ta đang đứng trư­ớc những bước phát triển mới về hội nhập đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành du lịch là một ngành quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành du lịch cũng không thể tách mình ra khỏi xu thế chung của cả nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là ngành du lịch Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thế giới. Để làm đ­ược điều đó thì tr­ước hết cần phải đánh giá đ­ược năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam đối với ngành du lịch của các n­ước khác trong khu vực.
    Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề “Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dư­ơng”.
    2. Nội dung và những đóng góp của đề tài.
    Đề tài này gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
    Chương 2: Lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam trong khu vực Đông Dương.
    Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao lợi thế của du lịch Việt Nam.
    Tham gia nghiên cứu đề tài có: Bùi Việt Đức
    Lưu Văn Thi
    Nguyễn Trung Nghĩa
    dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Hoà
    Trong công trình này, các tác giả sẽ hệ thống những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh trên góc độ quốc gia, phân biệt một số khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là có một hệ thống các chỉ tiêu quan trọng và cần thiết để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Đồng thời, các tác giả sẽ phân tích những lợi thế so sánh, cũng như­ những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam so với hai n­ước láng giềng là Lào và Campuchia.Từ những cơ sở đó, các tác giả rút ra đ­ược những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
    Các tác giả nghiên cứu đề tài này dựa trên phương pháp định tính. Nguồn thông tin chủ yếu là thứ cấp, được thu thập từ sách, báo, tạp chí và mạng internet. Từ những thông tin thu thập được, các tác giả so sánh và đưa ra những đánh giá về những thuận lợi cũng như những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam so với ngành du lịch của hai nước Lào và Campuchia, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong khu vực.
    Do thời gian hạn chế, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, tức là chỉ đánh giá năng lực cạnh tranh trên góc độ quốc gia. Các bạn sinh viên yêu thích đề tài này hoặc nếu có điều kiện, các tác giả có thể phát triển đề tài theo hướng định lượng và đi sâu đánh giá năng lực cạnh tranh trên tầm vi mô, tức là đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian hạn hẹp và hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi các khuyết điểm. Rất mong các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn!


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH . 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản . 3
    1.1.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia 3
    1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ 3
    1.2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia . 4
    1.2.1. Cơ sở chung 4
    1.2.2. Các nhóm nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh. 4
    1.2.2.1. Mức độ mở cửa . 4
    1.2.2.2. Vai trò Chính phủ 5
    1.2.2.3. Tài chính 5
    1.2.2.4. Công nghệ 6
    1.2.2.5. Kết cấu hạ tầng 6
    1.2.2.6. Chất lượng quản lý kinh doanh . 6
    1.2.2.7. Lao động 7
    1.2.2.8. Thể chế 7
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ĐÔNG DƯƠNG 9
    2.1. Tài nguyên du lịch . 9
    2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên . 9
    2.1.1.1. Lợi thế so sánh về vị trí địa lý và địa hình . 9
    2.1.1.2. Khí hậu 13
    2.1.1.3. Hệ động thực vật . 14
    2.1.1.4. Nguồn nước . 15
    2.1.2. Tài nguyên nhân văn 16
    2.1.2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc . 16
    2.1.2.2. Các lễ hội . 19
    2.2. Kết cấu hạ tầng 22
    2.2.1.Về giao thông 22
    2.2.2. Về ngành Bưu Chính - Viễn Thông . 23
    2.2.3. Cơ sở vât chất kỹ thuật của ngành du lịch 25
    2.3. Mức độ mở cửa của ngành du lịch 27
    2.3.1. Về hội nhập và hợp tác quốc tế 27
    2.3.2. Các biện pháp thu hút khách du lịch 30
    2.4. Vai trò của chính phủ 33
    2.4.1. Mục tiêu của chính phủ xác định với ngành du lịch 33
    2.4.2. Về vấn đề đầu tư phát triển du lịch 36
    2.5. Lao động trong du lịch 42
    2.6. Về cơ chế chính sách và sự quản lý 43
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM . 46
    1. Xây dựng sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam 46
    1.1. Đẩy mạnh khôi phục và phát triển các làng nghề để đưa khách du lịch về với các làng nghề truyền thống . 46
    1.2. Xây dựng các chương trình du lịch về với các vùng quê Việt Nam 46
    1.3. Đẩy mạnh sự khôi phục, khai thác các lễ hội truyền thống của Việt Nam . 46
    2. Phát triển các loại hình du lịch có gắn với yếu tố bền vững tạo ra sự phát triển lâu dài cho ngành 47
    3. Xây dựng đường bay thẳng từ Thái Lan , Lào và Campuchia sang Việt Nam để thực hiện sự nối chương trình du lịch 47
    4. Đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch biển 48
    5. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch . 48
    Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dân, góp phần thực hiện tuyên truyền đối ngoại va đối nội, cần được chú trọng trong thời gian tới.tập trung vào: 48
    6. Hoàn thiện các chính sách quản lý của nhà nước 48
    6.1. Kiện toàn công tác quản lý nhà nước về du lịch . 48
    6.2. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô . 49
    7. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 50
    8. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ 51
    9. Tăng cường quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế 51
    KẾT LUẬN 53
     
Đang tải...