Luận Văn Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông Dương

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 17/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế chung. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội cho các nền kinh tế, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Trong điều kiện đó, nỗ lực của một nền kinh tế về cải cách, phát triển, tăng trưởng phải được so sánh với các nền kinh tế cạnh tranh chứ không chỉ so với nền kinh tế của chính mình trong quá khứ. Những tiến bộ đạt được trước đây rất đáng trân trọng, song mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề phải tiến nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của mình để không bị tụt hậu và thua thiệt trong kinh doanh.
    Nước ta đang đứng trước những bước phát triển mới về hội nhập đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành du lịch là một ngành quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành du lịch cũng không thể tách mình ra khỏi xu thế chung của cả nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là ngành du lịch Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thế giới. Để làm được điều đó thì trước hết cần phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam đối với ngành du lịch của các nước khác trong khu vực.
    Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề “Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dương”.
    2. Nội dung và những đóng góp của đề tài.
    Đề tài này gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
    Chương 2: Lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam trong khu vực Đông Dương.
    Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao lợi thế của du lịch Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...