Luận Văn Đánh giá lại khu hệ ếch nhái và bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Dựa trên kết quả của Hoàng Đức Đạt và những người khác về ếch nhái và
    bò sát ở Cần Giờ từ năm 1997, chúng tôi tiến hành đánh giá lại khu hệ ếch nhái và bò sát tại
    khu vực này. Kết quả đã bổ sung vào danh sách trước đó 9 loài (2 loài ếch nhái và 7 loài bò
    sát), đồng thời cũng đã đưa ra khỏi danh sách cũ 3 loài bò sát vì xác nhận các loài này hiện
    không còn hoặc không có ở khu vực nghiên cứu. Khu hệ ếch nhái, bò sát ở Cần Giờ được xác
    nhận lại gồm có 46 loài với 11 loài ếch nhái và 35 loài bò sát. Có 12 loài ếch nhái và bò sát
    quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, trong đó 6 loài có trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của
    Chính phủ (2006) và 12 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Tên loài và hệ thống phân
    loại của các loài cũng được cập nhật.
    1. GIỚI THIỆU
    Động vật có xương sống ở cạn nói chung và ếch nhái, bò sát nói riêng ở rừng ngập mặn
    Cần Giờ đã được tổng kết và đánh giá lần đầu tiên (và cũng là lần duy nhất) vào năm 1997 bởi
    Hoàng Đức Đạt và nnk. Theo đó, các tác giả đã thống kê được 9 loài ếch nhái và 31 loài bò sát
    [4]. Sau này, một số tác giả (như Lê Đức Tuấn và nnk, 2002) viết về Cần Giờ và có nêu danh
    sách các loài ếch nhái, bò sát ở đây. Tuy nhiên danh lục đó vẫn được trích từ dữ liệu năm 1997
    nêu trên. Như vậy đã hơn 10 năm ếch nhái và bò sát ở Cần Giờ vẫn chưa được đánh giá lại.
    Trong khi từ đó đến nay môi trường sống của chúng ở đây ít nhiều có sự biến đổi. Thêm vào
    đó, tên loài và hệ thống phân loại các loài này đã được thay đổi rất nhiều (Frost D. R. et al.,
    2006; Uetz, P. et al., 2007). Do vậy cần phải thiết phải kiểm kê đánh giá lại cũng như cập nhật
    danh sách các loài ếch nhái và bò sát ở khu vực này.
    2. PHƯƠNG PHÁP
    Đã tiến hành 4 đợt khảo sát (12/2006, 6/2007, 11/2007, 12/2007) tại các sinh cảnh khác
    nhau. Công việc khảo sát thực địa được tiến hành chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày chụp hình
    sinh cảnh, phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, người dân và chủ các điểm thu mua bò sát trong khu
    vực. Một số mẫu khó định danh đã được sưu tầm và lưu giữ tại Viện Sinh học Nhiệt đới. Đánh
    giá mức độ quý hiếm dựa vào Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006) và Sách Đỏ
    Việt Nam (2007). Tên loài, hệ thống phân loại theo Uetz P. et al. (2007), Frost D. R. et al.
    (2006) và Frost D. R. (2007).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...