Thạc Sĩ đánh giá kỹ thuật chẩn đoán sớm nhiễm hiv và xác định tỉ lệ nhiễm hiv ở trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm h

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 3/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cho đến cuối năm 2009, ước tính có khoảng 33.3 triệu (31.4-35.3 triệu) người sống chung với HIV trên thế giới. Hàng năm có khoảng 370.000 trẻ em dưới 15 tuổi phát hiện bị nhiễm HIV, mỗi ngày lại có 1.000 trẻ mới nhiễm (UNAIDS Dịch tễ HIV cập nhật 2009). Ước tính có khoảng 260.000 trẻ tử vong do liên quan tới AIDS. Lây truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
    Nhiều bằng chứng cho thấy ở trẻ sơ sinh tốc độ tiến triển sang AIDS thường rất nhanh, nhiều trẻ chết vì các biến chứng liên quan tới AIDS trước khi được chẩn đoán khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Nếu không được điều trị kịp thời, một phần ba số trẻ sơ sinh sẽ chết trước một tuổi và 50% sẽ chết trước hai tuổi.
    Tháng 3 năm 2008, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo cần xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV cho tất cả trẻ em sinh ra từ mẹ có huyết thanh dương tính và điều trị sớm những trường hợp trẻ nhiễm HIV mà không cần chờ có các chỉ số suy giảm miễn dịch hay triệu chứng lâm sàng.
    Tuy nhiên, các kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học thông thường không cho phép xác định trẻ sinh từ mẹ có huyết thanh dương tính có thực sự bị nhiễm HIV hay không vì trong quá trình mang thai, kháng thể kháng HIV từ mẹ được truyền sang thai nhi và sẽ tồn lưu trong cơ thể trẻ cho đến tháng thứ 12 - 18. Tất cả các trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính trong những tháng đầu do các xét nghiệm huyết thanh học không phân biệt được giữa kháng thể HIV do mẹ truyền sang hay kháng thể HIV do trẻ bị nhiễm sản xuất ra. Kháng thể từ mẹ truyền sang con sẽ giảm dần theo thời gian, ở tháng tuổi thứ 12, khoảng 94.5% trẻ sẽ không còn kháng thể của mẹ truyền cho, tới 18 tháng tuổi, gần 100% sẽ không còn kháng thể của mẹ và những trẻ không nhiễm HIV sẽ có huyết thanh âm tính với HIV vào thời điểm này. Do đó, các xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể kháng HIV chỉ có gíá trị chẩn đoán nhiễm HIV khi trẻ trên 18 tháng tuổi (9,10).
    Chẩn đoán sớm HIV ở trẻ sơ sinh không những cần thiết nhằm phát hiện các trường hợp trẻ bị nhiễm để có quyết định chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị ARV kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sồng cho trẻ mà còn làm giảm sự căng Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em thẳng, lo lắng kéo dài của gia đình và xã hội về tình trạng nhiễm HIV của trẻ. Các số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu không có các biện pháp dự phòng can thiệp, tỷ lệ mẹ lây nhiễm HIV sang con giao động từ 25 - 45% . Nếu mẹ và bé được điều trị dự phòng ARV thì tỷ lệ này có thể giảm xuống thấp hơn rất nhiều.
    Ngày nay, các kỹ thuật phát hiện trực tiếp virút hoặc các thành phần của virút như DNA provirút, RNA hoặc kháng nguyên P24 của virút được sử dụng trong việc chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh. Các kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện DNA hoặc RNA của HIV cho phép phát hiện rất sớm HIV từ những tuần đầu mới nhiễm. Tuy nhiên đây là những kỹ thuật chỉ thực hiện tại những phòng thí nghiệm được trang bị các trang thiết bị hiện đại. Vấn đề lấy máu, thời gian bảo quản và vận chuyển mẫu về các phòng xét nghiệm đòi hỏi điều kiên nghiêm ngặt và có ảnh hưởng đến chất lượng của xét nghiệm chẩn đoán. Đây cũng là một trong những lý do làm cho trẻ em bị phơi nhiễm HIV đặc biệt là ở những vùng xa không được sớm làm xét nghiệm chẩn đoán cũng như tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị kịp thời. Một số các sinh phẩm chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau đối với các chủng virút lưu hành ở các khu vực. Giá thành các sinh phẩm chẩn đoán cũng rất khác nhau. Lựa chọn một kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đơn giản hoá việc lấy máu, bảo quản và vận chuyển mẫu là những yêu cầu cấp bách của chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS hiện nay.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    § Đánh giá kỹ thuật chẩn đoán sớm nhiễm HIV trên trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
    § Xác định tỉ lệ nhiễm HIV của trẻ em được sinh ra từ mẹ có huyết thanh dương tính với HIV hay trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV (trẻ bị phơi nhiễm HIV) tại khu vực phía Nam.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC HÌNH
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 9
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 10
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
    I.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VIRÚT HIV 12
    I.1.1. Phân loại virút 12
    I.1.2. Cấu trúc hình thể và bộ gen virút HIV-1 . 13
    I.1.3. Chu kỳ sống của virút . 15
    I.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV CỦA PHỤ NỮ VÀ THAI PHỤ 17
    I.2.1. Tình hình nhiễm HIV của phụ nữ và thai phụ trên thế giới . 17
    I.2.2. Tình hình nhiễm HIV của phụ nữ và thai phụ ở Châu Á và Việt Nam 19
    I.3. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON . 22
    I.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LÂY TRUYỀN MẸ CON 24
    I.4.1. Yếu tố liên quan đến HIV . 24
    I.4.2. Yếu tố của thai phụ . 25
    I.4.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh sản khoa . 26
    I.4.4. Các yếu tố liên quan đến thai nhi . 27
    I.5. CHƯƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN MẸ SANG CON . 27
    I.5.1. Giới thiệu về chương trình dự phòng lây truyền mẹ sang con (PMTCT) 27
    I.5.2. Nuôi dưỡng trẻ sau sinh . 31
    I.6. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỚM HIỆN NAY . 32
    I.6.1. Tầm quan trọng của chẩn đoán sớm . 32
    I.6.2. Các phương pháp dùng trong chẩn đoán sớm hiện nay 33
    I.6.3. Các xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi thực hiện tại viện Pasteur TP. HCM . 37
    CHƯƠNG II. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP . 39
    II.1. CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT SỬ DỤNG 40
    II.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 41
    II.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu . 41
    II.2.2. Quy trình thực hiện . 42
    II.2.2.1. Thu thập và xử lý mẫu 42
    II.2.2.2. Các kỹ thuật sử dụng 44
    II.3. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 54
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 55
    III.1. ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV BẰNG REAL - TIME PCR RNA TRÊN MẪU HUYẾT TƯƠNG . 56
    III.2. ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV BẰNG REAL - TIME PCR DNA TRÊN MẪU DBS 59
    III.3. SO SÁNH KỸ THUẬT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV TRÊN MẪU DNA VÀ RNA . 62
    III.4. SO SÁNH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHIỄM HIV KHI THỰC HIỆN BẰNG BỘ KIT GENERIC HIV DNA CELL CỦA BIOCENTRIC VÀ KIT ROCHE AMPLICOR HIV-1 DNA V1.5 . 63
    III.5. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ NHIỄM HIV Ở TRẺ EM SINH RA TỪ MẸ CÓ HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH . 64
    III.5.1. Thống kê một số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu 64
    III.5.2. Tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng nghiên cứu 68
    CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 71
    IV.1. ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN SỚM PHÁT HIỆN NHIỄM HIV TỪ RNA VÀ DNA . 72
    IV.2. TỶ LỆ NHIỄM HIV Ở TRẺ EM SINH RA TỪ MẸ CÓ HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC PHÍA NAM 73
    CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
    BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG . 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79
    PHỤ LỤC 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...