Tiến Sĩ Đánh giá kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh
    trong những năm gần đây. Có thể xem việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí
    Thư TW(khóa IV), nghị quyết X của Bộ chính trị (khóa VI) về phát huy vai
    trò tự chủ của nền kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền
    kinh tế trang trại với những thành tựu của công cuộc đổi mới. sau nghị quyết
    TW V khóa XII (năm 1993) quy định 5 quyền sử dụng đất, thì kinh tế trang
    trại phát triển khá nhanh và đa dạng.
    Kinh tế trang trại phát triển bước đầu có hiệu quả góp phần chuyển dịch
    cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Theo xu hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất
    hàng hóa, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp
    chế biến nông sản. phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng tốc độ phủ xanh
    đất trống đồi trọc, khai thác thêm diện tích đất hoang hóa, cải thiện môi
    trường sinh thái. Đồng thời huy động được vốn đầu tư lớn trong dân để đầu tư
    cho phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
    Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại vẫn còn một số tồn tại
    cần giải quyết như: Một số trang trại hình thành còn mang tính tự phát, hoạt động
    sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn thiếu sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức
    kinh tế nhà nước trong việc thực hiện các chính sách như : Tín dụng, đất đai, thị
    trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ KHKT các trang
    trại còn gặp khó khăn trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, kỹ thuật, trình
    độ quản lý của các trang trại còn hạn chế
    Phù Ninh là một huyện trung du miền núi phía Bắc, có những điều kiện
    thuận lợi để hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại; đất đai
    rộng, lao động dồi dào, đặc biệt được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
    cũng như chính quyền địa phương. Cùng với sự phát triển của loại hình kinh
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    tế này trên cả nước, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh cũng đã có
    những bước phát triển nhanh và mạnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều
    mô hình kinh tế trang trại, sau một thời gian hình thành và phát triển đã phát
    huy được kết quả bước đầu. Nhưng sự phát triển kinh tế trang trại trong huyện
    hiện nay còn gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa được giải quyết như: trình độ
    quản lý, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, vốn,
    Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề
    tài: “Đánh giá kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại, đánh
    giá thực trạng sản xuất kinh doanh của một số mô hình trang trại trên địa bàn
    huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất những những biện pháp từng
    bước nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT).
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan
    đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế trang trại;
    - Đánh giá thực trạng phát triển mô hình trang trại và kinh tế trang trại
    trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm thực trạng về sản xuất trang trại, thị trường
    và nghiên cứu một số nội dung kinh tế của các trang trại tiêu biểu trên địa bàn
    huyện Phù Ninh;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh
    doanh của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
    2.1. Mục tiêu chung 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
    1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về trang trại và kinh tế trang trại . 3
    1.1.1. Cơ sở lý luận . 3
    1.1.2. Cơ sở thực tiễn 8
    1.2. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan . 11
    1.2.1. KTTT là mô hình kinh tế sản xuất hàng hoá 11
    1.2. 2. KTTT là mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá ở trình độ cao
    . 11
    1.2.3. KTTT là mô hình tận dụng được các lợi thế tự nhiên - xã hội của vùng
    . 12
    1.2.4. KTTT đòi hỏi một trình độ sản xuất cao . 13
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 14
    2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 14
    2.2.1. Đánh giá chung tình hình phát triển mô hình trang trại trên địa bàn
    huyện Phù Ninh . 14
    2.2.2. Phân tích kết quả sản xuất của một số mô hình trang trại tiêu biểu . 14
    2.2.3. Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát
    triển mô hình trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh . 15
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 15
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 18
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phù Ninh có liên quan đến
    sản xuất nông nghiệp và mô hình kinh tế trang trại 18
    3.2. Đánh giá tình hình phát triển trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh . 28
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    3.2.1. Tình hình phát triển trang trại của huyện 28
    3.1.2. Thông tin đặc điểm chung của các trang trại 30
    3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển mô hình trang trại trên địa bàn
    huyện Phù Ninh . 35
    3.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mô hình kinh tế
    trang trại 36
    3.2.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mô
    hình kinh tế trang trại 37
    3.2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mô hình trang
    trại (MH1 và MH2) . 43
    3.3. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao HQKT trong sản xuất kinh
    doanh của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh 52
    3.3.1. Định hướng 52
    3.4.1. Giải pháp cho phát triển mô hình trang trại ở Phù Ninh . 57
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 74
    1 KẾT LUẬN . 74
    2 KHUYẾN NGHỊ 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
     
Đang tải...