Tiểu Luận Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Bước vào thế kỷ XXI, các Quốc gia trên toàn cầu có những hoạt động sôi động trong điều kiện thế giới đang diễn biến nhanh chóng, sâu sắc và phức tạp, với những cơ hội và thách thức to lớn, nhất là đối với các nước nghèo và chậm phát triển. Dù còn có nhiều diễn biến phức tạp trong quá trình hợp tác và đấu tranh đan xen lẫn nhau, xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để tiếp tục phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, chi phối các quan hệ quốc tế cũng như chiến lược phát triển của từng nước hiện nay. Đặc biệt liên kết kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tháo dỡ dần các rào cản đối với hoạt động hợp tác kinh tế để mở rộng thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành xu thế nổi bật. Không một nền kinh tế nào có thể đứng ngoài quá trình đó nếu muốn tranh thủ cơ hội để phát triển.
    Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Chủ trương đó vẫn được vạch định trong các kỳ Đại hội tiếp theo, và trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đưa đất nước ngày càng ổn định, bền vững và phát triển hơn.



    I – Một số vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế
    1. Khái niệm “Hội nhập kinh tế quốc tế”
    2. Chủ trương của Đảng về tiến trình hội nhập
    3. Các bước đi trong tiến trình hội nhập
    II – Đánh giá khái quát những thành tựu đạt được của hội nhập KTQT của VN
    III – Kết luận
    ​Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một vấn đề được toàn thế giới quan tâm, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển. Hòa nhập vào với nền kinh tế thế giới không chỉ tạo điều kiện cho một Quốc gia có thể tham gia vào những hoạt động chung của toàn cầu, mà còn giúp Quốc gia đó học hỏi những kinh nghiệm, rút ra được những bài học quý báu để từ đó vạch định ra những chính sách kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình đất nước mình, đưa đất nước dần dần vượt qua những khó khăn, thử thách, để ngày càng vững bước hơn trên con đường hội nhập, ngày càng giàu mạnh văn minh hơn. Đó là kết quả của quá trình hội nhập – một xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam là một nước đang phát triển, trên tiến trình hội nhập. Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn nhưng với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, chúng ta đã từng bước đi lên, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...