Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2011-37-04
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Thị Anh Hoa
    Các thành viên tham gia: ThS. Ngô Thị Thanh Tùng
                                                  PGS. TS. Đỗ Thị Bích Loan
                                                  PGS. TS. Phan Văn Nhân
                                                  ThS. Nguyễn Văn Chiến
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2011/ tháng 11 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Công bằng xã hội là mục tiêu phát triển của Việt Nam, điều đó được khẳng định rõ trong các Nghị quyết của Đảng với quan điểm 'tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội'. Giáo dục là một trong những điều kiện bảo đảm công bằng và cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân trong xã hội. Thực hiện chủ trương xã hóa giáo dục, chúng ta đã và đang huy động được sự tham gia đóng góp của xã hội cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, nhưng hiện vẫn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa đủ khả năng trang trải những phí tổn khi con đi học, ngay cả khi con em họ được miễn học phí. Vì vậy, việc tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo (cụ thể là học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số) ở các tỉnh miền núi phía Bắc là vấn đề cấp bách trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đánh giá khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục ở Việt Nam, những mặt được, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị với các cấp quản lý, các đối tác xã hội có liên quan để tăng cường khả năng tiếp cận các DVGD.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ GD của người nghèo bao gồm, các khái niệm và thuật ngữ liên quan. Xác định các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm các nhân tố thúc đẩy và rào cản) đến khả năng tiếp cận DVGD, Xây dựng khung đánh giá khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo.

    Nghiên cứu thực trạng nhu cầu về các loại hình DVGD về khả năng tiếp cận DVGD (đi học, đến trường, học tập, các hình thức, chất lượng giáo dục .), về công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục và tác động của nó đến khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài giới hạn nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục (mạng lưới trường lớp, CSVC trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, chính sách học phí, tín dụng ) cho người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2006-2010, các DVGD ở các cấp học, bậc học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp chuyên gia, phương pháp giáo dục so sánh, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận

    1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVGD
    1.3. Khung đánh giá khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo trong điều kiện XHHGD
    1.4. Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo.
    1.5. Kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận DVGD cho người nghèo trong điều kiện XHHGD

    Chương 2. Thực trạng khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo

    2.1. Thông tin về mẫu khảo sát, đối tượng và phương pháp khảo sát
    2.2. Thực trạng tiếp cận DVGD của người nghèo ở Việt Nam
    2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo
    2.4. Thực trạng công tác XHHGD ở các tỉnh miền núi phía Bắc
    2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo trong điều kiện xã hội hóa hoạt động giáo dục
    2.6. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận giáo dục của người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện XHHGD

    Chương 3. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục

    3.1. Nhóm giải pháp về chính sách
    3.2. Nhóm giải pháp về phía cung cấp dịch vụ cơ sở
    3.3. Nhóm giải pháp về phía người tiếp nhận dịch vụ giáo dục
    3.4. Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của hệ thống các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận DVGD cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện XHHGD

    8. Những đóng góp chính của đề tài


    Về mặt lý luận: Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề về DVGD, tiếp cận DVGD cho người nghèo, xã hội hóa hoạt động giáo dục; xây dựng khung đánh giá khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo trong điều kiện XHHGD; làm rõ thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo trong điều kiện XHHGD.

    Về mặt thực tiễn: Từ cơ sở lý luận, thực trạng và những khó khăn, đề tài đã xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận DVGD cho người nghèo đó là nhóm các giải pháp: về chính sách (tăng cường, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo); về phía nhà cung cấp dịch vụ cơ sở (tăng cường năng lực, cải thiện các điều kiện thực hiện DVGD ); về phía người tiếp nhận DVGD (hỗ trợ về tài chính và nâng cao năng lực cho người nghèo, tăng cường sự ủng hộ tham gia của người dân nghèo, XHHGD ).

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Các tỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt ở các xã 135 có điều kiện kinh tế-xã hội chậm phát triển gặp khó khăn trong việc XHHGD do hạn chế cả về nguồn đầu tư và mức độ sẵn sàng đóng góp của người dân cho phát triển giáo dục. XHHGD đã góp phần tăng nguồn thu, tuy nhiên làm cho người nghèo thiệt trên một số lĩnh vực như: gánh nặng về học phí và tiếp cận DVGD có chất lượng so với học sinh khác. Các rào cản cơ bản cản trở khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo như nhận thức của CMHS về vai trò của giáo dục đối với con cái, gia đình, xã hội. Điều kiện kinh tế gia đình, khoảng cách từ nhà đến trường, chất lượng DVGD, nhu cầu và ý thức học tập của học sinh. Điều kiện kinh tế-xã hội địa phương, thực thi chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đối với bản thân và gia đình, xã hội. Nguyên nhân từ phía cung cấp DVGD: các yếu tố vật chất (mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy ); các yếu tố phi vật chất (đội ngũ cán bộ, giáo viên, chương trình giảng dạy, chi phí đóng góp ). Nguyên nhân từ phía người tiếp nhận DVGD (trình độ, thời gian giành cho học tập, thu nhập của gia đình, tâm lý thái độ của gia đình với giáo dục ). Ngoài ra còn có các nhân tố khác như điều kiện kinh tế xã hội, địa lý của địa phương, dân tộc, tôn giáo

    Khuyến nghị

    Đối với Chính phủ và các bộ, ngành: để đảm bảo cơ hội cho tất cả trẻ em nghèo tiếp cận DVGD, chính phủ cần có chính sách đặc biệt như: chính sách miễn học phí cho HS nghèo; cấp học bổng và học phẩm cho người học; hỗ trợ bữa trưa cho HS học cả ngày; tăng cường giáo dục TCCN và dạy nghề, có các chính sách, chương trình miễn giảm học phí, hỗ trợ chỗ ở và cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp cho HS học các trường nghề; hỗ trợ lương, nhà ở cho giáo viên, cán bộ quản lý trực tiếp tham gia dạy học ở vùng khó khăn; đầu tư kinh phí xây dựng trường lớp, nhà bán trú cho HS dân tộc, học sinh nghèo, và nhà công vụ cho giáo viên các trường ở vùng khó khăn.

    Đối với các tỉnh: cần xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, phát triển mạng lưới trường lớp, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên và có những chính sách riêng để hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên và hỗ trợ cho học sinh nghèo; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng giáo dục cần được chú trọng; nhà nước cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách học phí, phụ phí để đảm bảo người nghèo có cơ hội được tiếp cận DVGD có chất lượng.

    Đối với trường học: cần phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục và XHHGD; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và xây dựng môi trường học thân thiện và tích cực, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...