Tiểu Luận Đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu. 1
    Phần I: 2
    Vai trò và sự cần thiết của phần đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007. 2
    Phần II: 3
    Phân tích thực trạng bản kế hoạch. 3
    I. Mô tả phần đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007. 3
    II. Bình luận và đề xuất ý kiến. 7
    1. Đánh giá tổng quát 10
    2. Phần kinh tế. 11
    2.1) Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. 12
    2.2) Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. 12
    2.3) Các ngành dịch vụ đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, và 2 năm liền đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nên kinh tế. 13
    2.4) Xuất nhập khẩu. 13
    2.5) Phát triển doanh nghiệp. 14
    2.6) Tài chính, tiền tệ. 14
    2.7) Giá cả thị trường. 15
    3. Nhận xét về nội dung phần: lĩnh vực xã hội và khoa học công nghệ: 16
    1. Lĩnh vực xã hội và khoa học công nghệ. 16
    2. Giáo dục đào tạo. 17
    3. Dân số, giải quyết việc làm và giảm nghèo: 17
    4. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: 19
    5. Văn hoá thể thao và các vấn đề xã hội khác: 19
    4. Tài nguyên môi trường. 20
    1. Tài nguyên. 20
    2. Môi trường. 21
    5. công tác quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự xã hội 21
    6. Cải các hành chính và phòng, chống tham nhũng. 21
    7. Vốn. 22

    Lời nói đầu


    Là sinh viên học tập nghiên cứu chuyên ngành kế hoạch, hơn ai hết chúng em hiểu rõ sự cần thiết của việc được tiếp xúc, được tìm hiểu và học hỏi giá trị của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2005-2010 và đặc biệt là bản kế hoạch hằng năm 2008. Có thể nói, nếu so với các khoá học trước đây, chúng em có nhiều thuận lợi hơn hẳn, khi mà cái dấu “Tối mật” đáng sợ, cái dấu chỉ cho phép những người có chức có quyền ở một cấp bậc nào đó được độc quyền tiếp xúc với bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong các năm suốt thời kỳ ra đời Ủy ban Kế Hoạch Nhà Nước, nay đã được xoá bỏ. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đối với những sinh viên đang trong những giai đoạn ban đầu của quá trình học tập nghiên cứu như chúng em, qua đó có cơ hội được tiếp với nhiều nguồn tài liệu quan trọng, chất lượng, nhất là các con số chỉ tiêu cụ thể điều mà trước đây khó có được, từ đó chúng em nhiều có điều kiện phát huy hơn nữa khả năng áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn. Vì vậy, trong thời gian qua, dựa trên những gì chúng em có được từ bản “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2008”. Nhóm 4 xin được phép trình bày đánh giá nội dung và hình thức của nhóm về phần “Đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007” với kết cấu gồm 3 mục chính là:
    - Vai trò và sự cần thiết của phần đánh giá bản kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm 2008
    - Mô tả và bình luận phần đánh giá bản kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm 2008.
    - Các đề xuất, kiến nghị

    Phần I:
    Vai trò và sự cần thiết của phần đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007.
    Kế hoạch hóa là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.

    Vì vậy nó có vai trò chủ đạo sau: Thứ nhất trên phương diện kinh tế vĩ mô nó giúp điểu tiết, phối hợp và ổn định các biến số vĩ mô như giá cả, việc làm, tăng trưởng và cán cân thanh toán quốc tế. Tiếp theo là định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua hệ thống mục tiêu phát triển vĩ mô, xây dựng các dự án, các chương trình và cuối cùng là vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế xã hội thông qua các cơ quan chức năng của Chính phủ.

    Nếu phân chia theo thời gian, Việt Nam có 2 hệ thống kế hoạch là kế hoạch hoá trung hạn và kế hoạch năm. Trong đó kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước, là công cụ chính sách định hướng còn kế hoạch hàng năm là công cụ thực hiện. Đặc biệt nếu theo hình thức cuốn chiếu thì kế hoạch hằng năm thực chất sẽ là một phần của kế hoạch định hướng 5 năm. Vì vậy vai trò hay chức năng đầu tiên của kế hoạch năm là cụ thể hoá kế hoạch 5 năm, phân đoạn kế hoạch 5 năm để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm. Quy mô và sự cấu thành của kế hoạch năm vì thế chủ yếu được xác định bởi ngân sách, các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, các tiến trình trong những nghiên cứu khả thi và những dự án triển khai trong thời kỳ trước. Bên cạnh đó, kế hoạch hằng năm còn là công cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm có tính đến đặc điểm của từng năm. Ngoài ra, kế hoạch hằng năm còn đóng vai trò độc lập quan trọng, nó có thể bao hàm các nhiệm vụ, các chỉ tiêu chưa được dự kiến trong kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính linh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hoá nói chung.

    Phần phân tích đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kì trước là phẩn đầu và có một vị trí rất quan trọng bản kế hoạch hàng năm. Nó giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế hiện tại, thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại cũng như tiềm lực của nền kinh tế và mối quan hệ đa phuơng của quốc gia trên trường quốc tế. Những phân tích có thể giúp các nhà hoạch định dự báo tình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...