Luận Văn Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của chuối tây được trồng thâm canh theo quy trình kỹ thu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề Chuối là loại cây trồng nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là các nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở các nước đang phát triển và xuất khẩu tới các nước phát triển. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ 2 về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. đây cũng là loại hàng hoá nhảy cảm về kinh tế, chính trị, xã hội và đây cũng là một trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều nước đang phát triển.
    Trong tập đoàn cây ăn quả nước ta các loài cam, quýt, nhãn, vải . nói chung và cây chuối nói riêng là những cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hoá cao. Qua phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả chuối cho thấy có 76,5% nước, 18,4% đường, 0,8% bột, 1,8% đạm, 0,5% a xít, 0,07% chất béo. Ngoài ra còn nhiều yếu tố và hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin B1, B2, các chất khoáng như: P, Ca, Fe . ngoài những sản phẩm chính cây chuối còn có những sản phẩm phụ như dùng ăn tươi, chế biến sản phẩm quý như tinh dầu chuối, kẹo chuối, mứt chuối, chuối khô .
    Nhiều nước trên thế giới cũng giống như Việt Nam nghề trồng cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ, đóng đồ hộp làm sản phẩm xuất khẩu và thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển theo, không những thế một số loài cây ăn quả còn là dược liệu có giá trị cao. Từ những giá trị trên mà ngày nay cây ăn quả càng được phát triển ở nhiều vùng, nhiều địa phương và đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế của các hộ nông dân. Nhiều gia đình mở rộng diện tích, đầu tư kỹ thuật thâm canh nhằm tận dụng đất đai tăng hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, tăng tổng sản lượng. Tuy nhiên ở một số vùng vẫn chưa nắm bắt và ứng dụng được khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật trồng thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Cụ thể là cây chuối tây đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong nước.
    Xã Yên Ninh nằm ở phía bắc huyện Phú Lương, là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện được nhà nước công nhận là xã 135 năm 2007. Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả được mở rộng và phát triển rộng lớn khắp các vùng trong xã, đặc biệt là diện tích cây chuối Tây ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển. Mặt khác nhu cầu về sản phẩm chuối ngày càng tăng, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu mở rộng diện tích của người dân ngày càng cao, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh tiên tiến càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên chuối trồng ở đây chủ yếu theo phương thức quảng canh, người dân chưa chú ý đến khâu chọn giống và thâm canh nên năng suất thấp, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự hướng dẫn của thầy giáo, T.S. Đào Thanh Vân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của chuối tây được trồng thâm canh theo quy trình kỹ thuật tiên tiến tại xã Yên Ninh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên” nhằm phát triển giống chuối đang được trồng ở vùng này.

    M
    ỤC LỤC

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề. 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.4. Ý nghĩa của chuyên đề. 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Hệ thống phân loại, nguồn gốc và phân bố. 3
    2.1.1. Nguồn gốc và phân bố. 3
    2.1.2. Phân loại 4
    2.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế. 5
    2.2.1. Ý nghĩa kinh tế của cây chuối 5
    2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây chuối 5
    2.3. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam và trên thế giới 6
    2.3.1. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam 6
    2.3.2. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới 6
    2.4. Một số giống chuối được trồng phổ biến tại Việt Nam 9
    2.4.1. Nhóm chuối tiêu. 9
    2.4.2. Nhóm chuối ngự. 9
    2.4.3. Nhóm chuối tây. 9
    2.4.4. Nhóm chuối ngốp. 10
    2.4.5. Nhóm chuối cơm 10
    2.5. Những nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và sinh thái học trong và ngoài nước 10
    2.5.1. Đặc điểm thực vật học. 10
    2.5.1.1. Bộ rễ. 10
    2.5.1.2. Thân chuối 11
    2.5.1.3. Lá chuối 11
    2.5.2. Những nghiên cứu về sinh thái học trong và ngoài nước. 12
    2.5.2.1. Nhiệt độ. 12
    2.5.2.2. Yêu cầu về nước. 13
    2.5.2.3. Yêu cầu về ánh sáng. 13
    2.5.2.4. Yêu cầu về gió bão. 14
    2.5.2.5. Yêu cầu về đất đai 14
    2.6. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng mới cây chuối tây. 15
    2.6.1. Chuẩn bị đất trồng. 15
    2.6.2. Mật độ và khoảng cách trồng. 15
    2.6.3. Thời vụ và kỹ thuật trồng. 15
    2.6.4. Quản lý và chăm sóc vườn chuối 16
    2.6.5. Phòng trừ sâu bệnh. 17
    2.7. Các nghiên cứu về kỹ thuật cải tạo và thâm canh vườn chuối 18
    2.7.1. Cải tạo vườn chuối hiện có. 18
    2.7.2. Thời gian tiến hành. 18
    2.7.3. Mật độ trồng. 18
    2.7.4. Kích thước của hố trồng. 18
    2.7.5. Bón phân. 18
    2.7.6. Tỉa chồi và để chồi 19
    2.7.7. Bẻ bi - bao buồng và chống đổ cho cây. 19
    2.7.8. Phòng trừ sâu bệnh cho chuối 19
    2.7.8.1. Bệnh gây hại chủ yếu. 19
    2.7.8.2. Sâu hại chủ yếu. 20
    3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi chính. 21
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu. 21
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
    4.1. Điều kiện tự nhiên. 22
    4.1.1. Vị trí địa lý. 22
    4.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết 23
    4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Lương và xã Yên Ninh. 24
    4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Lương. 24
    4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Ninh. 25
    4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 26
    4.3. Theo dõi và đánh giá sự sinh trưởng phát triển của chuối trồng bằng phương pháp truyền thống và chuối trồng bằng phương pháp kỹ thuật tiên tiến. 27
    4.4. Đánh giá về chỉ tiêu chiều cao cây. 29
    4.5. Sự tăng trưởng đường kính thân của chuối tây trồng theo phương pháp truyền thống và phương pháp kỹ thuật tiên tiến qua các tháng. 31
    4.6. Theo dõi và đánh giá chỉ tiêu phát triển. 33
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
    5.1. Kết luận. 34
    5.2. Đề nghị 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...