Luận Văn Đánh giá khả năng sinh trưởng, một số bệnh thường gặp và cách điều trị của con lai F1 (lợn Rừng x Al

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    luận văn năm 2013
    MỤC LỤC

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục tiêu đề tài 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam 3
    2.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở nói chung 3
    2.1.2 Phương thức chăn nuôi lợn 3
    2.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn Rừng và lợn địa phương ở Việt Nam 5
    2.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn thịt 6
    2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng lợn thịt 6
    2.2.2 Sự phát triển các hệ thống trong cơ thể 7
    2.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất 8
    2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn 9
    2.4.1 Cơ sở di truyền học các tính trạng số lượng 9
    2.4.3 Thức ăn và dinh dưỡng 11
    2.4.4 Giới tính 17
    2.4.5 Nhiệt độ và độ ẩm môi trường 17
    2.5 Công tác giống trong việc nâng cao khả năng sản xuất của lợn thịt 18
    2.5.1 Chọn lọc 18
    2.5.2 Lai tạo 22
    2.5.3 Hệ thống công tác giống ở Việt Nam 26
    2.6 Các nghiên cứu về lợn địa phương đã nghiên cứu trước đây 26
    PHẦN 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 27
    3.2 Bố trí thí nghiệm 27
    3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 28
    3.4 Quản lý và phân tích số liệu 29
    PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
    4.1 Khả năng sinh sản của lợn Alíc, Móng Cái khi lai với lợn Rừng và lợn Alíc 30
    4.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc 31
    4.2.1 Khối lượng của lợn lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc qua các giai đoạn nuôi 31
    4.2.2 Tăng trọng của lợn lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc qua các giai đoạn nuôi 32
    4.3 Các bệnh thường gặp và phương pháp điều trị 33
    4.3.1 Bệnh lợn con ỉa phân trắng 34
    4.3.2 Bệnh suyễn lợn 34
    4.3.3 Bệnh lỵ ở lợn 34
    PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
    5.1 Kết luận 36
    5.2 Đề nghị 36
    PHẦN 6.TÀI LIỆU THAM KHẢO 37


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1: Ảnh hưởng của mức năng lượng ăn vào đến khả năng tăng trọng của lợn giai đoạn 12
    Bảng 2.2: Ảnh hưởng của mức năng lượng ăn vào đến khả năng tăng trọng của lợn giai đoạn 12
    Bảng 2.3: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể vật nuôi 16
    Bảng 2.4: Nhu cầu của một số Vitamin trong cơ thể 17
    Bảng 2.5: Các đặc điểm về khả năng sinh sản 20
    Bảng 3.1: Thành phần phối trộn trong 10 kg thức ăn tinh 27
    Bảng 3.2: Thiết kế thí nghiệm 28
    Bảng 4.1: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Alíc, Móng Cái khi lai với lợn Rừng và lợn Alíc 30
    Bảng 4.2: Khối lượng của lợn lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc qua các ngày tuổi (kg) 31
    Biểu đồ 4.1. Diễn biến tăng trọng của con lai từ các tổ hợp lai F1(Rừng x Móng Cái), F1(Rừng x Alíc) và lợn Alíc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi 32
    Bảng 4.3: Bệnh thường gặp ở lợn lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc 33

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    Biểu đồ 2.1: Lượng thức ăn hằng ngày của lợn thịt ở theo khối lượng cơ thể 9
    Biều đồ 2.2: Ảnh hưởng nhiệt độ tới khả năng ăn vào, tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở lợn thịt (0F) 18
    Sơ đồ lai 2.1: Lai kinh tế đơn giản 23
    Sơ đồ lai 2.2: Lai kinh tế phức tạp (3 giống) 24

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    Chăn nuôi là một nghề truyền thống của nhân dân ta, là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chăn nuôi nước ta. Trong sản xuất nông nghiệp chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng vì nó cung cấp các loại thực phẩm (thịt,trứng,sữa, ) có giá trị dinh dưỡng cho con người. Ngoài ra còn là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết nguồn lao động, tận dụng các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Đặc biệt, từ khi đất nước đổi mới và đang khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng lên thì nhu cầu thực phẩm cũng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải tạo ra các vật nuôi có chất lượng ngày càng cao, nên việc tạo ra tổ hợp gene mới để đáp ứng nhu cầu là rất cần thiết. Việc sử dụng nguồn gene hợp lý đã và đang được nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là sử dụng hợp lý những con giống địa phương. Các con giống địa phương có những ưu điểm là chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn tái chế, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu . Nhưng ở mỗi một giống cũng có những hạn chế nhất định như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ sống thấp (lợn rừng A Lưới), thịt nhiều mỡ (lợn Móng Cái) . Việc sử dụng nguồn gene hiệu quả, là cần khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm của giống sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề trên là sử dụng phương pháp lai tạo giữa các giống. Lai tạo vừa có tác dụng bổ trợ vừa tạo nên ưu thế lai.
    Lợn rừng hoang dã ở vùng A Lưới, Thừa Thiên Huế có thịt thơm ngon rất đặc trưng, da mỏng và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao gấp 3-4 lần lợn bình thường. Vì vậy, lợn rừng hoang dã thường bị người dân săn bắn nên số lượng ngày càng suy giảm nghiêm trọng (Nguyễn Quang Linh và cs, 2005). Trong lúc đó việc thuần hóa và nuôi lợn rừng thuần chủng lại cho năng suất không cao do khó thuần dưỡng và tỷ lệ sống thấp. Trong khi đó lợn cỏ A Lưới (được người dân địa phương gọi là Alíc), có đặc điểm lông đen, dài và dầy, ở con trưởng thành có lông bờm cao kéo dài từ trán đến giữa lưng, lông mọc thành cụm: cứ 3 lông hình thành một cụm lông, trong khi đó các giống lợn khác chỉ từ 1– 2 lông làm thành 1 cụm (Phạm Khánh Từ và ctv, 2010). Lợn Alíc được nuôi bán hoang dã, quanh nhà và vườn rừng. Nguồn thức ăn chủ yếu là củ, quả và cỏ trong tự nhiên. Lợn Alíc được nuôi tại đây có đặc điểm nổi trội hơn các giống lợn khác là khả năng thích nghi cao, thịt thơm ngon khả năng sinh con và chăm con của giống lợn này là tương đối tốt (Phạm Khánh Từ và ctv, 2010). Mặt khác, lợn Móng Cái rất mắn đẻ (2 lứa/năm), đẻ nhiều con (10-16 con/lứa), khéo nuôi con, lợn cái có 12-14 vú. Lợn phàm ăn, chịu đựng kham khổ tốt (Nguyễn Bá Mùi và ctv, 2011). Lai tạo giữa lợn rừng và lợn Móng Cái, lợn ALíc sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính mong muốn của cả hai giống. Việc lai tạo giữa các giống lợn này hy vọng tạo ra được con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản, chịu kham khổ tốt, thịt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Khi tạo ra được sản phẩm có chất lượng tương đương với lợn rừng đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ giảm thiểu việc săn bắt trái phép lợn rừng tự nhiên đồng thời khuyến khích được người dân duy trì chăn nuôi lợn địa phương.
    Do vậy, việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp các đặc điểm tốt của mỗi giống, mỗi dòng và đặc biệt là sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là rất cần thiết trong chăn nuôi hiện nay. Do thời gian không cho phép chúng tôi đi sâu vào các phần khác như đánh giá về năng suất và chất lượng thịt của con lai. Xuất phát từ tình hình thực tế này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, một số bệnh thường gặp và cách điều trị của con lai F1 (lợn Rừng x Alíc), F1(lợn Rừng x Móng Cái) và lợn Alíc”. Với mục đích là tìm hiểu và khai thác hiệu quả những tính trạng tốt của giống lợn địa phương và lợn rừng, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
    1.2.Mục tiêu đề tài
    - Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của lợn Alíc, Móng Cái khi lai với lợn Rừng và lợn Alíc.
    - Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của con lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và làm cơ sở cho việc và khai thác hiệu quả các giống lợn địa phương và lợn rừng góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
    - Theo dõi các bệnh thường mắc phải và hướng điều trị của con lai F1(Lợn Rừng x Móng Cái); F1(Lợn Rừng x Alíc) và lợn Alíc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
     

    Các file đính kèm:

    • 6.docx
      Kích thước:
      292.5 KB
      Xem:
      1
Đang tải...