Thạc Sĩ Đánh giá khả năng sinh sản và sản lượng sữa của các nhóm bò sữa nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi bò sữa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các đồ thị, biểu đồ vi
    1. Mở đầu i
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 7
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 8
    1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
    2. Tổng quan đề tài 10
    2.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa 10
    2.2. Đặc điểm sinh trưởng của bê 26
    2.3. Đặc điểm của một số giống bò sữa và bò lai hướng sữa 26
    2.4. Khả năng sinh trưởng của các nhóm bê 28
    2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng xuất sữa 34
    2.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa 39
    2.8. Khả năng thích nghi của đàn bò sữa 42
    3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 46
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 46
    3.2. Nội dung nghiên cứu 46
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 46
    3.4. Phương pháp thu thập số liệu về chỉ tiêu sản xuất sữa 48
    3.5. Xử lý số liệu 48
    4. Kết quả và thảo luận 49
    4.1. Tình hình chung của Xí nghiệp Chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn 49
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 49

    4.1.2. Chức năng nhiệm vụ 49
    4.1.3. Cơ cấu đàn bò sữa từ năm 1996 đến 2006 50
    4.1.4. Phương thức chăn nuôi 52
    4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của bê F2, F3, F4 và HF 55
    4.3. Khả năng sinh sản của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF 63
    4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu 63
    4.3.2. Tuổi phối giống có chửa 65
    4.3.3. Tuổi đẻ lứa đầu 67
    4.3.4. Khoảng cách lứa đẻ 68
    4.3.5. Hệ số phối giống 70
    4.4. Sản lượng sữa của các nhóm bò qua các lứa đẻ 72
    5. Kết luận và đề nghị 78
    Tài liệu tham khảo 80
    Phụ lục 87
    hàng năm 23


    1. Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước ta đang trên đà phát triển kinh tế ư xg hội. Đời sống nhân dân
    được cải thiện, nhu cầu về sản phẩm: thịt, trứng, sữa . phục vụ đời sống ngày
    càng tăng.
    Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, từng bước thay thế sữa nhập ngoài, tăng
    thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát
    triển kinh tế nông thôn, Nhà nước ta đg đề ra chương trình phát triển ngành
    sữa, với mục tiêu đến năm 2010 đạt 200.000 con bò sữa, đáp ứng 40% lượng
    sữa tiêu dùng trong nước. Ngày 26/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đg ra quyết
    định số 167/2001/QĐưTTg về "Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn
    nuôi bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001 ư 2010".
    Cùng với chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước, các dự án phát triển
    chăn nuôi bò sữa như: Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa Việt ư Bỉ (giai đoạn
    1996 ư 2001) do Công ty giống gia súc Hà Nội chủ trì; Dự án phát triển giống
    bò sữa (giai đoạn 2000ư 2005) do Viện chăn nuôi Quốc gia chủ trì, đg thúc
    đẩy chăn nuôi bò sữa ở nước ta phát triển mạnh, tốc độ tăng đàn nhanh. Từ
    35.000 con (năm 2000) lên 107.609 con (tính đến hết 31ư07ư2005).
    Đàn bò lai hướng sữa với mức độ thành phần di truyền của bò Holstein
    Friesian (HF) khác nhau, chiếm 84,65% tổng đàn, trong đó đàn bò sữa F1
    (1/2HF) chiếm 24,16%, F2 (3/4HF) chiếm 26,11%, F3 (trên 3/4HF) chiếm
    34,38%. Đàn bò sữa thuần chủng chiếm 15,35% tổng đàn, chủ yếu là bò HF,
    chỉ có khoảng 1% là các giống khác.
    Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu về bò sữa đều khẳng định rằng bò
    sữa thuần HF nuôi thích hợp nhất ở những vùng có nhiệt độ trung bình năm
    dưới 210C như ở Sơn La, Lâm Đồng. Tuy nhiên, một số tác giả lại cho rằng
    các vùng khác cũng có thể nuôi được bò HF thuần chủng trên cơ sở cải thiện
    điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.
    Công ty Giống gia súc Hà Nội, Trung tâm Giống bò sữa Phù Đổng
    thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội trong những
    năm qua đg đóng góp tích cực trong công tác lai tạo và nhân giống bò sữa,
    chuyển giao qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tới các hộ chăn nuôi bò sữa ở
    Hà Nội. Từ đó làm tiền đề cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa của những năm
    tiếp theo (giai đoạn 2006 ư 2010), thúc đẩy nhanh ngành sữa phát triển đáp
    ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
    Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu để lựa chọn các nhóm bò sữa
    có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi là vấn đề cần
    thiết. Được sự đồng ý của Bộ môn Di truyền giống ư Khoa Chăn nuôi thú y ư
    Trường Đại học Nông nghiệp I và sự cho phép của lgnh đạo Công ty Giống gia
    súc Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá khả năng sinh
    trưởng, sinh sản và sản lượng sữa của các nhóm bò sữa nuôi tại Xí nghiệp
    Chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn".
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục đích
    ư Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê cái F2, F3, F4 và HF từ sơ
    sinh đến lúc phối giống lần đầu.
    ư Đánh giá khả năng sinh sản của các nhóm bò cái F1, F2, F3 và HF
    nuôi tại Xí nghiêp Chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn.
    ư Đánh giá sản lượng sữa của các nhóm bò cái vắt sữa F1, F2, F3 và HF
    qua từng lứa đẻ.
    1.2.2. Yêu cầu
    ư Điều tra, theo dõi khối lượng của các nhóm bê F2, F3, F4 và HF từ sơ
    sinh đến lúc phối giống lần đầu nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi bò sữa Cầu
    Diễn.
    ư Điều tra, theo dõi số liệu qua sổ sách ghi chép quản lý đàn bò sữa nuôi
    tại Xí nghiệp chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn từ năm 1999 ư 2006.
    ư Số liệu đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan phản ánh đúng
    thực trạng chăn nuôi bò sữa ở vùng nghiên cứu.
    1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng
    ư Các nhóm bê cái F2, F3, F4 và HF từ sơ sinh đến lúc phối giống lần
    đầu
    ư Các nhóm bò cái F1, F2, F3, F4 và HF nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi
    bò sữa Cầu Diễn.
    1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
    Xí nghiệp Chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn thuộc Công ty Giống gia súc Hà
    Nội.
    1.3.3. Thời gian nghiên cứu
    Từ tháng 12/2005 đến tháng 6/2006.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...