Thạc Sĩ Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Yorkshire x

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) với đực PiDu (Pietrain x Duroc) nuôi tại trại chăn nuôi Giang Huy, Bắc Ninh
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường

    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục biểu đồ vii
    1 Mở đầu 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích của đề tài 3
    2 Tổng quan tài liệu 4
    2.1 Cơ sở khoa học 4
    2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
    sản của lợn nái 12
    2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng 19
    2.4 Tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước 24
    3 Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 32
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 32
    3.2 Địa điểm nghiên cứu 32
    3.3 Thời gian nghiên cứu 32
    3.4 Điều kiện nghiên cứu 32
    3.5 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 33
    3.6 Phương pháp nghiên cứu 34
    4 Kết quả và Thảo luận 37
    4.1 Năng suất sinh sản 37
    4.1.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(YL) và F1(LY) phối với đực PiDu 37
    4.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(YL) và F1(LY) qua các lứa đẻ 46
    4.2 Khả năng sinh trưởng của lợn lai PiDuìYL và PiDuìLY 61
    4.2.1 Khả năng sinh trưởng của lợn lai PiDuìYL và PiDuìLY tính
    chung 61
    4.2.2 Khả năng sinh trưởng của lợn lai PiDuìYL và PiDuìLY theo tính
    biệt. 65
    4.3 Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ và tỷ lệ nạc của lợn lai PiDuìYL và
    PiDuìLY 71
    4.3.1 Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ và tỷ lệ nạc của lợn lai PiDuìYL và
    PiDuìLY tính chung 71
    4.3.2 Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ và tỷ lệ nạc của lợn lai PiDuìYL và
    PiDuìLìY theo tính biệt 74
    5 Kết luận và đề nghị 77
    5.1 Kết luận 77
    5.2 Đề nghị. 78
    Tài liệu tham khảo 79

    1. Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đc có sự tăng
    trưởng vượt bậc, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ 21,8 triệu con năm
    2001 tăng lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng bình quân 15,2%/năm (từ 218,10
    ngàn con năm 2001 tăng lên 442,50 ngàn con năm 2006), nái lai và nái nội
    tăng bình quân 7,4%/năm. Sản lượng thịt sản xuất thời gian qua tăng trưởng
    nhanh và cao hơn tăng trưởng số đầu con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng
    từ 1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 2,50 triệu tấn năm 2006, tăng bình quân
    10,6%/năm, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất
    khẩu (Cục chăn nuôi, 2007[8]).
    Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta đc tăng trưởng khá nhanh về tổng đàn,
    chất lượng đàn cũng như quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu . tuy nhiên
    so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này vẫn còn khiêm tốn và phần lớn sản
    phẩm sản xuất chủ yếu được tiêu thụ thị trường nội địa (từ 97-99%). Từ năm
    2001 đến năm 2006, bình quân mỗi năm nước ta xuất khẩu được từ 18-20
    ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 1-3% tổng sản lượng thịtsản xuất trong nước.
    Sản phẩm thịt lợn xuất khẩu của nước ta từ trước đến nay chủ yếu là thịt lợn
    sữa và thịt lợn choai, một số thịt lợn mảnh. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu
    chưa nhiều và không ổn định. Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính
    như Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Nhật Bản . nhưng sản xuất và xuất khẩu
    lợn Việt Nam vẫn chưa có sức cạnh tranh, là do cơ cấu giống lợn của nước ta
    chủ yếu vẫn là lợn địa phương, lợn lai (lợn nội ìlợn ngoại), năng suất thấp, tỷ
    lệ mỡ cao. Các cơ sở cung cấp giống lợn ngoại, lợn tốt chưa đảm bảo đủ nhu
    cầu của người sản xuất. Hình thức chăn nuôi chủ yếulà quy mô nhỏ và phân
    tán ở các hộ gia đình nên không có điều kiện để tăng mạnh quy mô sản xuất,
    áp dụng rộng các loại giống mới và kỹ thuật chăn nuôi hiện đại nhằm giảm
    chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng thịt và tăng tỷ lệ
    nạc (Cục chăn nuôi, 2007[8]).
    Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp khá phát triển của vùng đồng bằng
    Sông Hồng, với lợi thế nằm trong vùng tam giác kinhtế nối liền giữa Hà Nội –
    Hải Phòng – Quảng Ninh, giao thông thuận lợi dễ dàng cho việc phát triển
    chăn nuôi của tỉnh, đặc biệt chăn nuôi lợn hướng nạc được thể hiện bằng các
    quyết định hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi như: Quyết định số
    108/QĐ-UBND, Quyết định số 85/QĐ-UBND và Quyết định số 72/QĐ-UBND, phong trào sản xuất chăn nuôi của tỉnh được mởrộng và theo hướng
    chăn nuôi công nghiệp và phát triển theo hướng trang trại. Hiện toàn tỉnh có
    khoảng 850 trang trại chăn nuôi, trong đó trang trại chăn nuôi gia súc chiếm
    42%. Tổng đàn lợn năm 2008 đạt 416.900 con, trong đó đàn lợn nái 63.977
    con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2008 đạt 66,20 ngàn tấn (năm
    2001 là 38,57 ngàn tấn) (nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh).
    Tuy nhiên số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất theo hướng
    công nghiệp còn chưa nhiều. Điều đó cho thấy chăn nuôi lợn theo quy mô
    trang trại ở vùng đồng bằng Sông Hồng nói chung hayở tỉnh Bắc Ninh nói
    riêng có quy mô tương đối nhỏ, thể hiện mức độ đầu tư trong chăn nuôi vẫn
    còn nhiều hạn chế.
    Một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết đối với chăn nuôi
    lợn ngoại của tỉnh Bắc Ninh đó là năng suất sinh sản của đàn nái ngoại chưa
    cao, không ổn định, không đồng đều, chất lượng thịtchưa ổn định. Xuất phát
    từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) với đực PiDu (Pietrain x Duroc) nuôi tại trại chăn nuôi Giang Huy, Bắc Ninh
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) và F1 (Landrace x Yorkshire) với đực PiDu (Pietrain x Duroc) nuôi tại trại
    chăn nuôi Giang Huy – Bắc Ninh.
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai PiDu x YL và PiDu x LY.
    - Xác định độ dày mỡ lưng, độ dày cơ, tỷ lệ nạc củalợn lai PiDu x YL và
    PiDu x LY.


    2. Tổng quan tài liệu
    2.1. Cơ sở khoa học
    Trong công tác công tác chọn lọc giống vật nuôi để đạt kết quả tốt,
    trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của
    di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng. Bản chất sinh học của mỗi giống
    vật nuôi đều được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen,
    dưới tác động của các nhân tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình
    tương ứng của vật nuôi đó.
    2.1.1. Tính trạng số lượng
    Tính trạng số lượng là những tính trạng được qui định bởi nhiều cặp gen
    có hiệu ứng nhỏ nhất định (minor gen), tính trạng số lượng bị tác động rất lớn
    bởi các nhân tố môi trường Hill W.G., 1982 [60]). Sự sai khác giữa các cá thể
    là sự sai khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính
    trạng đa gen (polygene).
    Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều
    gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng
    suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố
    liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
    2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng
    Gia súc sống trong môi trường tự nhiên nên sự hình thành, hoạt động
    của tính trạng không chỉ phụ thuộc vào các gen mà còn chịu sự tác động của
    các yếu tố của môi trường ngoại cảnh.
    - Giá trị kiểu hình (P)của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể
    phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu
    hình (P) được biểu thị như sau:
    P = G + E
    P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value)

    Tài liệu tham khảo
    I/ Tài liệu trong nước
    1. Trần Kim Anh (2000), “Sự cần thiết mở rộng ứng dụnghệ thống giống
    lợn hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôilợn”, Chuyên san
    chăn nuôi lợn, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tr. 94-112.
    2. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số luợng và chọn giống vật nuôi, Giáo
    trình sau đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim
    Dung (2005), “Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai của đàn lợn
    chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng", Tạp chí
    KHKT Nông nghiệp, tập III, (4), tr.304.
    4. Trần Văn Chính (2001), “Khảo sát năng suất của một số nhóm lợn lai tại
    Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh ", Tạp chí Chăn nuôi,
    (6),tr.13-14.
    5. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo,
    Hoàng Sĩ An (1999), “Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của
    lợn nái L và F
    1
    (LY) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại xí
    nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ
    thuật khoa Chăn nuôi-Thú y (1996-1998) , Nhà xuất bản Nông nghiệp,
    Hà Nội, tr. 9-11.
    6. Đinh Văn chỉnh, Phan Xuân Hảo, Đỗ Văn Chung (2001), ”Đánh giá khả
    năng sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm giống
    Phú L4m – Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu KHKT khoa chăn nuôi thú y
    (1991-1995), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông
    nghiệp.
    7. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Đức Hán, Nguyễn Văn
    Lâm (1996), "Một số đặc điểm di truyền và chỉ số chọn lọc về khả
    năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace", Kết quả nghiên cứu
    KHNN 1995- 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 272 - 276.
    8. Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo
    tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001-2006, Hà Nội, tháng 10/2007.
    9. Phạm Thị Kim Dung (2005), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số
    tính trạng về sinh trưởng và cho thịt của lợn lai F
    1
    (LY), F
    1
    (YL), D(LY)
    và D(YL) ở miền Bắc Việt Nam,Luận án TS Nông nghiệp, Viện Chăn
    nuôi.
    10. Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2003), Khảo sát
    khả năng sinh trưởng, cho thịt của hai tổ hợp lợn lai F
    1
    (LY) và F
    1
    (YL),
    Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3, tr. 282-283.
    11. Trương Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), “Khả
    năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai Dì(LY) và
    Dì(YL)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4), tr.471.
    12. Nguyễn Văn Đức (2000), “Ưu thế lai thành phần của tính trạng số con sơ
    sinh sống/lứa trong các tổ hợp lai giữa lợn MC, L và Y nuôi tại miền Bắc
    và Trung Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu KHKT 1969-1999, Viện Chăn
    nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 40-46.
    13. Nguyễn Văn Đức, Tạ Bích Duyên, Phạm Nhật Lệ và Lê Thanh Hải
    (2000), ”Nghiên cứu các thành phần đóng góp vào tổ hợp lai giữa 3
    giống MC, LR và LW về tốc độ tăng trọng tại đồng bằng sống Hồng”,
    Tạp chí Nông nghiệp và CNTP, 9, tr.398-401
    14. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Giang Hồng Tuyến (2001), “Nghiên
    cứu tổ hợp lợn lai PìMC tại Đông Anh-Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp
    và Phát triển nông thôn số 6, tr. 382-384.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...