Luận Văn Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♂Yorkshire x ♀ Landrace) được phối tinh lợn đực F1 (♂ Pie

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 3
    2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 3
    2.1.2. Đặc điểm địa hình 3
    2.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu. 3
    2.1.4. Sơ lược về trại lợn Vĩnh Tân II 5
    2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội 7
    2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam 7
    2.3. Đặc điểm sinh lý lợn nái 10
    2.3.1. Lợn hậu bị và lợn chờ phối 10
    2.3.1.1. Sự thành thục về tính 10
    2.3.1.2. Sự thành thục về thể vóc 11
    2.3.1.3. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu 11
    2.3.1.4. Chu kì động dục 11
    2.3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục 12
    2.3.1.6. Sự hình thành và phát triển của trứng 13
    2.3.1.7. Thời điểm phối tinh thích hợp 15
    2.3.1.8. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị 16
    2.3.2. Lợn nái mang thai 17
    2.3.2.1. Đặc điểm phát triển của bào thai 17
    2.3.2.2 Quá trình phát triển của các tổ chức liên quan 18
    2.3.2.3. Sự thay đổi của cơ thể lợn mẹ 19
    2.3.2.4. Chăm sóc lợn nái mang thai 20
    2.3.2.5. Quá trình đẻ của lợn 22
    2.3.3. Lợn nái nuôi con 23
    2.3.3.1. Quá trình hình thành sữa ở lợn 24
    2.3.3.2. Quá trình tiết sữa 25
    2.3.3.3. Điều hòa nội tiết quá trình tiết sữa 25
    2.3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái 26
    2.3.3.5. Thời gian động dục lại sau cai sữa 30
    2.3.3.6. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con 30
    2.4. Đặc điểm sinh lý của lợn con 31
    2.4.1. Lợn con theo mẹ 31
    2.4.1.1. Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa ở lợn con 31
    2.4.1.2. Khả năng điều hoà thân nhiệt kém 32
    2.4.1.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch 33
    2.5. Đặc điểm của một số giống lợn ngoại 34
    2.5.1 Yorkshike (Y) 34
    2.5.2. Landrace (L) 34
    2.5.3. Duroc (D) 35
    2.5.4. Giống lợn Pietrain (Pi/P/Pie) 35
    2.5.5. Giống lợn Meishan (Mei) 36
    2.6. Một số nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♂Yorkshire x ♀ Landrace) 37
    PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 38
    3.1.1 Đối với lợn nái 38
    3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 42
    3.2.1. Chỉ tiêu trên con mẹ 42
    3.2.2 Chỉ tiêu trên con con 43
    3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 44
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 44
    3.4.1. Theo dõi trực tiếp 44
    3.4.2. Điều tra lý lịch 44
    3.5 Xử lý số liệu 44
    PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
    4.1 Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) 45
    4.2 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của tổ hợp lai F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) x F1 PiDu trong điều kiện chăn nuôi ở trại Vĩnh Tân II – Bà Rịa – Vũng Tàu. 48
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
    5.1. Kết luận 52
    5.2. Đề Nghị 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1: Số lượng đầu lợn và tỷ trọng thịt lợn 8
    Bảng 2.2: Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới (2006-2008) 8
    Bảng 2.3: Diễn biến số đầu lợn và sản lượng thịt lợn Việt Nam qua các năm (2003-2009) 9
    Bảng 2.4: Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho lợn hậu bị 17
    Bảng 2.5: Sự phát triển của bào thai (Ullrey và CS, 1965) 18
    Bảng 2.6: Sự phát triển của nhau thai, dịch ối, dịch niệu (Elslay, 1971) 19
    Bảng 2.7: Sự phát triển tử cung lợn mẹ trong thời gian mang thai (Moustagrad, 1962) 19
    Bảng 2.8: Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian mang thai (Salmon-Legagneu, Rerat, Heap, Lodge,1967) 20
    Bảng 2.9: Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai 21
    Bảng 2.10: Thành phần các chất trong sữa của sữa đầu và sữa thường (Pond và J.H.Maner) 24
    Bảng 2.11: Ảnh hưởng của mức ăn ở tháng chửa đầu tới tỷ lệ phôi sống (Hughes, 1996) 28
    Bảng 2.12: Ảnh hường của mức ăn trước chu kỳ động dục tới số lượng trứng rụng (Hughes và Vanley, 1980) 29
    Bảng 2.13: Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con 31
    Bảng 2.14: Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa ở lợn con 32
    Bảng 2.15: Nhiệt độ thích hợp cho lợn con qua các tuần tuổi ( Dr.Bowman & Tomer) 32
    Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng cho lợn nái và giai đoạn sử dụng. 38
    Bảng 3.2: Định mức cho ăn theo giai đoạn mang thai 40
    Bảng 3.3: Thời gian và lượng cám cho lợn nái trước và sau khi đẻ 40
    Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng của loại cám sử dụng cho lợn con theo mẹ 42
    Bảng 3.5: Quy trình vác xin cho lợn hậu bị (từ 7 tháng tuổi) 42
    Bảng 3.6: Quy trình vacxin đối với heo nái mang thai 42
    Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) (n= 140) 45
    Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) (n=140) 47
    Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ 1 và lứa đẻ thứ 2 đến khả năng sinh sản của lợn nái trong trại Vĩnh Tân II. 49

    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ở nước ta, chăn nuôi lợn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sự hình thành sớm nghề chăn nuôi lợn cùng với nghề trồng lúa nước cho chúng ta thấy được tầm quan trọng này, không những thế thịt lợn còn là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, 100g thịt lợn nạc chứa 370 kcal và 22% protein, mùi vị thịt lợn còn hợp khẩu vị đối với nhiều đối tượng tiêu dùng nên được sử dung rộng rãi. Thời gian gần đây cùng với việc sử dụng các giống lợn thuần nổi tiếng thế giới chúng ta cũng đã và đang tìm kiếm sử dụng các công thức lai nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng sản phẩm.
    Hiện nay, chăn nuôi lợn nước ta có những bước tiến nhảy vọt, tổng đầu lợn không ngừng tăng về số lượng và cả chất lượng. Tỷ lệ nạc cũng tăng lên đáng kể từ 33,6% ở lợn nội tăng lên 42,3% ở lợn lai và trên 52 % ở lợn ngoại nuôi theo quy mô công nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa.
    Các tính trạng sinh sản là nhóm tính trạng quan trọng, là cơ sở khởi đầu để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền thấp do vậy chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết ) (Bourdon, 1997).
    Cùng một giống hay tổ hợp lai nhưng trong các điều kiện ngoại cảnh, khác nhau các tính trạng về khả năng sinh sản biểu hiện khác nhau. Tổ hợp lai nái nền (Yorkshire x ♀ Landrace) và tổ hợp lai tạo con lai thương phẩm PiDu ♂ x (Yorkshire x ♀ Landrace) được tạo ra bởi các công ty lớn hàng đầu việt nam như CPViNa, Greenfeed, Cagil, . hiện nay rất phổ biến trong chăn nuôi công nghiệp của nước ta đã và đang đáp ứng cho con người về nhu cầu thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và chất lượng tốt ngày càng cao.
    Tuy nhiên do điều kiện khí hậu của miền nam nước ta là khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, các giống nái ngoại chỉ sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện chăn nuôi khép kín, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
    Do đó được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, sự hỗ trợ công ty Vĩnh Tân và sự chỉ đạo của khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Huế, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
    Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F[SUB]1 [/SUB](♂Yorkshire x ♀ Landrace) được phối tinh lợn đực F[SUB]1[/SUB] (♂ Pietrain x Duroc) qua các lứa đẻ 1 và 2 ở trại lợn Vĩnh Tân II – Tân Thành - Bà Rịa – Vũng Tàu”
    Đề tài này chúng tôi thực hiện nhằm mục đích:
    § Đánh giá một cách khách quan và chính xác về năng suất sinh sản của lợn nái F[SUB]1[/SUB](♂Yorkshire x ♀ Landrace).
    § Xem xét sự sai khác ở các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái lứa 1 và lứa 2 và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sai khác đó.
    § Đưa ra một số đề xuất để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...