Thạc Sĩ Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam


    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng vii
    Danh mục hình viii
    Danh mục viết tắt ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Mục tiêu 3
    2.2. Yêu cầu 3
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TIỄN 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học 3
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    4. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    4.1 .Đối tượng nghiên cứu 4
    4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐÊ TÀI 5
    Chương 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU 6
    1.1. Sinh lý sinh dục bò đực 6
    1.1.1. Sự thành thục về tính 6
    1.1.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục của bò đực 6
    1.2. Thành phần hoá học của tinh dịch bò 11
    1.2.1. Đặc điểm của tinh trùng bò 12
    1.2.2. Đặc điểm lý hoá học của tinh thanh 17
    1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh 17
    1.3.1. Giống và cá thể 17
    1.3.2. Tuổi bò đực 18
    iii
    1.3.3. Thời tiết khí hâu 18
    1.3.4. Chế độ dinh dưỡng 19
    1.3.5. Khoảng cách lấy tinh 20
    1.3.6. Chăm sóc - Nuôi dưỡng 20
    1.3.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch 21
    1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh trùng 21
    1.4.1. Hiện tượng đông băng chất lỏng 21
    1.4.2. Ảnh hưởng của hiện tượng đông băng lên tế bào tinh trùng 22
    1.4.3. Một số yếu tố làm tăng sức kháng đông của tinh trùng 24
    1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
    1.5.1. Lượng xuất tinh 29
    1.5.2. Hoạt lực tinh trùng 30
    1.5.3. Nồng độ tinh trùng 32
    1.5.4. Màu sắc tinh dịch 33
    1.5.5. pH tinh dịch 34
    1.5.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 35
    1.5.7. Tỷ lệ tinh trùng sống 37
    1.5.8. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng 38
    1.5.9. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong một lần khai thác 38
    1.5.10. Tỷ lệ thụ thai 39
    Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Địa điểm nghiên cứu 40
    2.2. Thời gian nghiên cứu 40
    2.3. Nội dung nghiên cứu 40
    2.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 40
    2.3.2. Nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ
    và giai đoạn tuổi 40
    iv
    2.3.3. Nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái 41
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.4.1. Điều kiện nghiên cứu 41
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh
    dịch của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 45
    2.4.3. Phương pháp nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của
    bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 46
    2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực
    giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái 47
    2.5. Xử lý số liệu 48
    Chương 3. KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
    3.1. Một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống
    Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 49
    3.1.1. Lượng xuất tinh 49
    3.1.2. Hoạt lực tinh trùng 56
    3.1.3. Nồng độ trinh trùng 61
    3.1.4. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng 66
    3.1.5. Màu sắc tinh dịch 72
    3.1.6. pH tinh dịch 75
    3.1.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 78
    3.1.8. Tỷ lệ tinh trùng sống 83
    3.2. Số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và
    Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 87
    3.2.1. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất 87
    V
    3.2.2. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông 92
    3.2.3. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong năm 94
    3.3. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman và Holstein
    Friesian theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái 96
    3.3.1. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman theo cơ
    sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái lai Brahman 97
    3.3.2. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Holstein Friesian
    theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái Holstein Friesian 99
    KÉT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ 103
    KẾT LUẬN 103
    ĐÊ NGHỊ 104
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỔ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI
    Để cải thiện và đẩy nhanh tiến bộ di truyền trong chăn nuôi bò, đực giống có vai trò rất quan trọng mặc dầu, mỗi cá thể đời con đều nhân 50% nguồn gen từ bố và 50% nguồn gen từ mẹ. Một bò cái giống tốt chỉ có thể cho ra đời 01 bê con/năm, trong khi đó một bò đ ực giống tốt, khai thác sản xuất tinh đông lạnh tốt và sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) có thể cho ra đời hàng ngàn bê con/năm, đồng thời sản phẩm tinh bò đông lạnh có thể bảo quản hàng chục năm vẫn cho kết quả thụ thai tốt (Masuda, 1992; Mazur, 1980; Hà Văn Chiêu, 1999; Lê Văn Thông và cs., 2012; Lê Văn Thông và cs., 2013). Khả năng sinh sản của bò đực giống được đánh giá chủ yếu qua sản phẩm tinh dịch, tinh đông lạnh, sức sản xuất tinh dịch, tinh đông lạnh là chỉ tiêu chính để đánh giá tính thích nghi và giá trị kinh tế trong chăn nuôi bò đực giống nói riêng và chăn nuôi gia súc đực nói chung.
    Thụ tinh nhân tạo cho gia súc ở Việt Nam được thực hiện trên lợn vào những năm (1958 - 1959) tại Trại Quang Trung - Học viện Nông Lâm (nay là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), trên bò vào năm (1960 - 1961) tại Thuận Thành, Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Với sự giúp đỡ của chính phủ Cuba, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (trước kia là Trung tâm tinh đông viên Moncada) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1970, sau này được chính phủ đầu tư nâng cấp thông qua một số dự án như: Dự án WB, CR 2561 của Ngân hàng thế giới, Dự án JICA - Nhật Bản, Dự án cải tạo bò sữa, bò thịt giai đoạn (2001 - 2010) đã đầu tư, nâng cấp dây truyền sản xuất tinh đông lạnh từ dạng tinh viên sang tinh cọng rạ được bắt đầu từ năm 1998. Đến nay, 100% tinh bò đông lạnh được sử dụng đều ở dạng cọng rạ, đã và đang th c s đóng vai trò to lớn trong việc nhân giống, truyền giống, cải tạo giống một cách nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất.
    Bò vàng Việt Nam thuộc loài Bos indicus có pha trộn một tỷ lệ gen của loài Bos taurus (Phạm Doãn Lân và cs., 2012; Nguyễn Văn Đức, 2013). Mặc dù,
    1
    bò vàng Việt Nam có nhiều ưu điểm như: dễ nuôi, chịu đựng kham khổ, khả
    năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hâu nhiệt đới gió mùa và mắn đẻ. Tuy nhiên, chúng có hạn chế là tầm vóc nhỏ, không có hướng sản xuất rõ ràng, hiệu quả kinh tế thấp. Việc nhâp các giống bò nói chung và bò đực giống ngoại thuần chủng cao sản chuyên sữa (Holstein Friesian, Jersey) và chuyên thịt (Brahman, Red Sindhi, Sahiwal, Red Angus, Charolaise .) nói riêng từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến trên thế giới như: Hoa Kỳ, Canada, Australia, Cuba,. về cải tạo đàn bò trong nước đã và đang mang lại những kết quả to lớn, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò Việt Nam. Điều này có nghĩa chúng ta đã và đang “đi tắt, đón đầu” được những thành tựu khoa học trên thế
    giới. Gần đây, năm 2009 được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua các chương trình, dự án, đề tài đã tuyển chọn và nhâp 20 bò đ c giống Brahman và 20 bò đ c giống Holstein Friesian từ Australia về Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương để nghiên cứu, huấn luyện, khai thác và sản xuất tinh đông lạnh.
    Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản trên đàn bò cái (Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn, 2003; Nguyên Văn Đức và cs., 2004; Trần Trọng Thêm và cs., 2004; Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch, 2004; Mai Thị Thơm, 2005; Ngô Thành Vinh và cs., 2005; Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long, 2008; Đinh Văn Tuyền và Đặng Vũ Hòa, 2011). Nghiên cứu khả năng sinh sản của bò đực giống tại Việt Nam còn hạn chế (Lê Bá Quế và cs., 2009; Lê Văn Thông và cs., 2012; Lê Văn Thông và cs., 2013). Hiện nay, thực tiễn sản xuất của Việt Nam trên 90% tinh bò đông lạnh được sử dụng để phối giống cho đàn bò cái là giống bò Brahman và giống bò Holstein Friesian (Lê Văn Thông, 2013). Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ khả năng sản xuất tinh của 20 bò đực giống Brahman và 20 bò đực giống Holstein Friesian nhâp năm 2009 từ Australia. Chính vì vây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam”.
    2
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu
    Đánh giá được khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và
    Holstein Friesian nhập từ Australia trong điều kiện của Việt Nam, góp phần chủ động, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tinh bò đông lạnh phục vụ cho công tác cải tạo giống, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt và thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008.
    2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá được số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đ c giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi.
    - Đánh giá được số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của bò đ c giống
    Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi.
    - Đánh giá được tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo cơ sở chăn nuôi bò cái và lứa đẻ của đàn bò cái.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TIẺN
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả của luận án đánh giá được số lượng, chất lượng tinh dịch và tinh đông lạnh của bò đ c giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và các giai đoạn tuổi trong điều kiện Việt Nam.
    - Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, dùng trong giảng dạy, học tập ở các các trường đại học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Đánh giá được số lượng, chất lượng tinh dịch và tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia trong điều kiện của Việt Nam.
    3
    - Sản xuất được tinh bò đông lạnh đạt chất lượng cao từ những bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia, góp phần chủ động, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tinh bò đông lạnh trong nước giảm kinh phí nhập khẩu từ nước ngoài.
    - Biết được mùa vụ, giai đoạn tuổi của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian có khả năng sản xuất tinh tốt nhất. Từ đó giúp cơ sở chăn nuôi bò đực giống sản xuất được số lượng, chất lượng tinh đông lạnh tốt nhất, khai thác tối đa tiềm năng của con đực giống cao sản.
    - Biết được tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia. Từ đó nâng cao được tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của toàn đàn, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
    4. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đoi tượng nghiên cứu
    - Việt Nam đã nhập 20 bò đực giống Brahman và 20 bò đực giống Holstein Friesian từ Australia. Qua quá trình nghiên cứu, huấn luyện, khai thác và sản xuất tinh đông lạnh có 18/20 bò đực giống Brahman và 19/20 bò đực giống Holstein Friesian nhảy giá cho tinh dịch có chất lượng tốt để sản xuất tinh đông lạnh.
    + Khả năng sản xuất sữa của đời trước các bò đực giống Holstein Friesian
    Tiềm năng sữa trung bình đời bố đạt 15.198,70kg sữa/chu kỳ 305 ngày (dao động từ 13.519 kg sữa/chu kỳ 305 đến 16.764 kg sữa/chu kỳ 305 ngày).
    Sản lượng sữa trung bình của đời mẹ đạt 11.372,05 kg sữa/chu kỳ 305 ngày (dao động từ 9.886 kg sữa/chu kỳ 305 ngày đến 14.346 kg sữa/chu kỳ 305 ngày).
    + Khả năng sản xuất thịt của đời trước các bò đực giống Brahman
    Khả năng tăng khối lượng trung bình của đời bố đạt 920,05 g/con/ngày (dao động từ 890 g/con/ngày đến 985 g/con/ngày).
    Khả năng tăng khối lượng trung bình của đời mẹ đạt 838,60 g/con/ngày (dao động từ 808 g/con/ngày đến 905 g/con/ngày).
    4




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn quốc Đạt (1997). Thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan (1998). Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v Ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx? TtemTD=17112
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Quyết định số 2489/QĐ-BNN-CN, ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc.
    Đinh Văn Cải (2007). Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, mục Thư viện - Tài liệu tham khảo - Trâu bò dê,
    Truy cập ngày 10/12/2012, http://iasvn.org/upload/files/ TWBTTQB
    02Mbo_thit_0316145402.pdf.
    Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn (2007). Truyền tinh nhân tạo cho bò, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    Đinh Văn Cải (2009). Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, mục Thư viện - Tài liệu tham khảo - Trâu bò dê, Truy cập ngày 10/12/2012, http://iasvn.org/upload/files/DK38HNC203 bo_sua_0313082837.pdf
    Hà Văn Chiêu (1996). Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam, Tạp chi Khoa học - Công nghệ và Quản lý kinh tế, (9): 11-19.
    Hà Văn Chiêu (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zebu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ
    Khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, 151 tr.
    Trần Cừ, Cù Xuân Dần và Lê Thị Minh (1975). Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp,
    Hà Nội.
    Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002). Sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    Nguyễn Văn Đức (2013). Đặc điểm ngoại hình của giống bò Vàng Việt Nam, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 5: 20-28.
    Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Đạt và Định Văn Cải (2004). Chọn tạo bò đực giống lai hướng sữa Việt Nam 3/4 và 7/8 máu HF, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (9): 1259-1260.
    Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    106
    Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn (2003). Đánh giá thực trạng sử dụng tinh bò sữa và đực giống hướng sữa tại các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc, Viên Chăn nuôi, mục Tư liêu khoa học, Truy cập ngày 2/8/2011, http://www.vcn.vnn.vn /Post/khoahoc/ Nam2003/kh_20_9_2003_47.pdf
    Vũ Duy Giảng (2007). Thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    Phùng Thế Hải, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Trần Công Hoà, Võ Thị Xuân Hoa, Nguyễn Thị Thu Hoà và Nguyễn Hữu Sắc (2009). Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh của bò đực giống HF sinh ra tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, (17): 66-71.
    Nguyễn Xuân Hoàn (1993). Nghiên cứu sinh học tinh trùng một số động vật kinh tế và công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn Đại bạch góp phần giữ quỹ gene quý ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sỹ sinh học chuyên ngành Sinh lý động vật, Hà Nội.
    Phạm Doãn Lân, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Văn Ba, Đỗ Ngọc Duy, Lê Thị Thúy và Vũ Chí Cương (2012). Đánh giá đa dạng di truyền và sai khác di truyền của quần thể bò ở Hà Giang bằng chỉ thị microsatellite, Báo cáo Tổng kết đề tài Công nghệ sinh học cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn (2009-2011).
    Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến và Bùi Văn Chính (1995). Thức ăn và dinh dưỡng gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    Lê Bá Quế, Đào Đức Tiến, Doãn Thị Cánh, Võ Thị Xuân Hoa, Trần Trung Châu và Hà
    Văn Dinh (2001). Xác định chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống nuôi tại Môncađa, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần thức ăn dinh dưỡng, TP. Hồ Chí Minh 10-12/4/2001: 110-115.
    Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm, Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa và Nguyễn Thị Thu Hòa (2009). Khả năng sản xuất tinh và chất lượng tinh đông lạnh từ bò đực giống Holstein Friessian (HF) nhập từ Hoa Kỳ, Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, (16): 71 - 76.
    Trần Trọng Thêm, Hoàng Kim Giao và Đinh Văn Cải (2004). Thực trạng sử dụng tinh bò và đực giống tại các vùng chăn nuôi bò sữa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, (9): 1254-1258.
    Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004). Khả năng sinh trưởng và sinh sản của
    bò HF nuôi tại Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, 2(1): 44-47.
    Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân, Mai Thị Hà, Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Hữu Sắc, Trần Minh Đáng, Phạm Văn Giới, Hoàng Kim Giao và Nguyễn Văn Đức (2012). Vai trò của bò đực giống HF trong việc tạo đàn bò sữa Mộc Châu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi,
    (12):3-10.
    Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân, Mai Thị Hà, Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Hữu Sắc, Phan Văn Kiểm và Phạm Văn Giới (2013). Nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam, Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn (2008-2012).
    107
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...