Luận Văn Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng vii
    Danh mục hình viii
    Danh mục viết tắt ix

    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Mục tiêu 3
    2.2. Yêu cầu 3
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TIỄN 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học 3
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    4. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    4.1 .Đối tượng nghiên cứu 4
    4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐÊ TÀI 5

    Chương 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU 6
    1.1. Sinh lý sinh dục bò đực 6
    1.1.1. Sự thành thục về tính 6
    1.1.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục của bò đực 6
    1.2. Thành phần hoá học của tinh dịch bò 11
    1.2.1. Đặc điểm của tinh trùng bò 12
    1.2.2. Đặc điểm lý hoá học của tinh thanh 17
    1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh 17
    1.3.1. Giống và cá thể 17
    1.3.2. Tuổi bò đực 18
    1.3.3. Thời tiết khí hâu 18
    1.3.4. Chế độ dinh dưỡng 19
    1.3.5. Khoảng cách lấy tinh 20
    1.3.6. Chăm sóc - Nuôi dưỡng 20
    1.3.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch 21
    1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh trùng 21
    1.4.1. Hiện tượng đông băng chất lỏng 21
    1.4.2. Ảnh hưởng của hiện tượng đông băng lên tế bào tinh trùng 22
    1.4.3. Một số yếu tố làm tăng sức kháng đông của tinh trùng 24
    1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
    1.5.1. Lượng xuất tinh 29
    1.5.2. Hoạt lực tinh trùng 30
    1.5.3. Nồng độ tinh trùng 32
    1.5.4. Màu sắc tinh dịch 33
    1.5.5. pH tinh dịch 34
    1.5.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 35
    1.5.7. Tỷ lệ tinh trùng sống 37
    1.5.8. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng 38
    1.5.9. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong một lần khai thác 38
    1.5.10. Tỷ lệ thụ thai 39

    Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Địa điểm nghiên cứu 40
    2.2. Thời gian nghiên cứu 40
    2.3. Nội dung nghiên cứu 40
    2.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 40
    2.3.2. Nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ
    và giai đoạn tuổi 40
    2.3.3. Nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái 41
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.4.1. Điều kiện nghiên cứu 41
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh
    dịch của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 45
    2.4.3. Phương pháp nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của
    bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 46
    2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực
    giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái 47
    2.5. Xử lý số liệu 48

    Chương 3. KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
    3.1. Một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống
    Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 49
    3.1.1. Lượng xuất tinh 49
    3.1.2. Hoạt lực tinh trùng 56
    3.1.3. Nồng độ trinh trùng 61
    3.1.4. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng 66
    3.1.5. Màu sắc tinh dịch 72
    3.1.6. pH tinh dịch 75
    3.1.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 78
    3.1.8. Tỷ lệ tinh trùng sống 83
    3.2. Số lượng, chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman và
    Holstein Friesian nhập từ Australia theo giống, mùa vụ và giai đoạn tuổi 87
    3.2.1. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất 87
    3.2.2. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông 92
    3.2.3. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong năm 94
    3.3. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman và Holstein
    Friesian theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái 96
    3.3.1. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Brahman theo cơ
    sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái lai Brahman 97
    3.3.2. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực giống Holstein Friesian
    theo cơ sở chăn nuôi và lứa đẻ của đàn bò cái Holstein Friesian 99

    KẾT LUẬN VÀ Đ NGHỊ 103
    KẾT LUẬN 103
    ĐÊ NGHỊ 104
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỔ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI

    Để cải thiện và đẩy nhanh tiến bộ di truyền trong chăn nuôi bò, đực giống có vai trò rất quan trọng mặc dầu, mỗi cá thể đời con đều nhân 50% nguồn gen từ bố và 50% nguồn gen từ mẹ. Một bò cái giống tốt chỉ có thể cho ra đời 01 bê con/năm, trong khi đó một bò đ ực giống tốt, khai thác sản xuất tinh đông lạnh tốt và sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) có thể cho ra đời hàng ngàn bê con/năm, đồng thời sản phẩm tinh bò đông lạnh có thể bảo quản hàng chục năm vẫn cho kết quả thụ thai tốt (Masuda, 1992; Mazur, 1980; Hà Văn Chiêu, 1999; Lê Văn Thông và cs., 2012; Lê Văn Thông và cs., 2013). Khả năng sinh sản của bò đực giống được đánh giá chủ yếu qua sản phẩm tinh dịch, tinh đông lạnh, sức sản xuất tinh dịch, tinh đông lạnh là chỉ tiêu chính để đánh giá tính thích nghi và giá trị kinh tế trong chăn nuôi bò đực giống nói riêng và chăn nuôi gia súc đực nói chung.
    Thụ tinh nhân tạo cho gia súc ở Việt Nam được thực hiện trên lợn vào những năm (1958 - 1959) tại Trại Quang Trung - Học viện Nông Lâm (nay là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), trên bò vào năm (1960 - 1961) tại Thuận Thành, Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Với sự giúp đỡ của chính phủ Cuba, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (trước kia là Trung tâm tinh đông viên Moncada) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1970, sau này được chính phủ đầu tư nâng cấp thông qua một số dự án như: Dự án WB, CR 2561 của Ngân hàng thế giới, Dự án JICA - Nhật Bản, Dự án cải tạo bò sữa, bò thịt giai đoạn (2001 - 2010) đã đầu tư, nâng cấp dây truyền sản xuất tinh đông lạnh từ dạng tinh viên sang tinh cọng rạ được bắt đầu từ năm 1998. Đến nay, 100% tinh bò đông lạnh được sử dụng đều ở dạng cọng rạ, đã và đang th c s đóng vai trò to lớn trong việc nhân giống, truyền giống, cải tạo giống một cách nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất.
    Bò vàng Việt Nam thuộc loài Bos indicus có pha trộn một tỷ lệ gen của loài Bos taurus (Phạm Doãn Lân và cs., 2012; Nguyễn Văn Đức, 2013). Mặc dù, bò vàng Việt Nam có nhiều ưu điểm như: dễ nuôi, chịu đựng kham khổ, khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hâu nhiệt đới gió mùa và mắn đẻ. Tuy nhiên, chúng có hạn chế là tầm vóc nhỏ, không có hướng sản xuất rõ ràng, hiệu quả kinh tế thấp. Việc nhâp các giống bò nói chung và bò đực giống ngoại thuần chủng cao sản chuyên sữa (Holstein Friesian, Jersey) và chuyên thịt (Brahman, Red Sindhi, Sahiwal, Red Angus, Charolaise .) nói riêng từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến trên thế giới như: Hoa Kỳ, Canada, Australia, Cuba,. về cải tạo đàn bò trong nước đã và đang mang lại những kết quả to lớn, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò Việt Nam. Điều này có nghĩa chúng ta đã và đang “đi tắt, đón đầu” được những thành tựu khoa học trên thế
    giới. Gần đây, năm 2009 được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua các chương trình, dự án, đề tài đã tuyển chọn và nhâp 20 bò đ c giống Brahman và 20 bò đ c giống Holstein Friesian từ Australia về Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương để nghiên cứu, huấn luyện, khai thác và sản xuất tinh đông lạnh.
    Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản trên đàn bò cái (Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn, 2003; Nguyên Văn Đức và cs., 2004; Trần Trọng Thêm và cs., 2004; Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch, 2004; Mai Thị Thơm, 2005; Ngô Thành Vinh và cs., 2005; Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long, 2008; Đinh Văn Tuyền và Đặng Vũ Hòa, 2011). Nghiên cứu khả năng sinh sản của bò đực giống tại Việt Nam còn hạn chế (Lê Bá Quế và cs., 2009; Lê Văn Thông và cs., 2012; Lê Văn Thông và cs., 2013). Hiện nay, thực tiễn sản xuất của Việt Nam trên 90% tinh bò đông lạnh được sử dụng để phối giống cho đàn bò cái là giống bò Brahman và giống bò Holstein Friesian (Lê Văn Thông, 2013). Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ khả năng sản xuất tinh của 20 bò đực giống Brahman và 20 bò đực giống Holstein Friesian nhâp năm 2009 từ Australia. Chính vì vây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam”.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu

    Đánh giá được khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia trong điều kiện của Việt Nam, góp phần chủ động, áp ứng thỏa mãn nhu cầu tinh bò đông lạnh phục vụ cho công tác cải tạo giống, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt và thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...