Thạc Sĩ Đánh giá khả năng sản xuất của dê lai F1 giữa dê Bách Thảo Việt Nam với dê Lạt Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá khả năng sản xuất của dê lai F1 giữa dê Bách Thảo Việt Nam với dê Lạt Lào
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn .ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng .vi
    Danh mục hình và biểu đồ .viii
    Danh mục viết tắt .ix
    1. Mở ĐầU .1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích của đề tài .2
    1.3.ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    1.3.1. ýnghĩa khoa học 2
    1.3.2. ýnghĩa thực tiễn .2
    2. TổNG QUAN TàI LIệU 3
    2.1. Một số thông tin về con dê 3
    2.1.1. Đặc điểm sinh học của dê .3
    2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng của dê 4
    2.1.3. Khả năng sản xuất của dê .5
    2.2. Lai tạo giống .6
    2.2.1. Khái niệm về lai giống và ưu thế lai trong chăn nuôi .6
    2.2.2. Bản chất di truyền của ưu thế lai 9
    2.2.3. ứngdụng lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi dê .15
    2.3. Đặc điểm của dê Bách Thảo và dê Lạt 18
    2.3.1. Đặc điểm của dê Bách Thảo .18
    2.3.2. Đặc điểm của dê Lạt .21
    2.4. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và lào .21
    2.4.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới .21
    2.4.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Lào .30
    3. ĐốI TƯợNG, NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU .33
    3.1. Đối tương, địa điểm, thời gian nghiên cứu 33
    3.1.1 Điều tra 33
    3.1.2 Thí nghiệm nuôi dưỡng 33
    3.1.3.Thời gian: .33
    3.1.4 Địa điểm: .33
    3.2. Nội dung nghiên cứu .33
    3.2.1 Điều tra: .33
    3.2.2. Thí nghiệm nuôi dưỡng .33
    3.3. Phương pháp nghiên cứu .34
    3.3.1. Đặc điểm ngoại hình của con lai F
    1
    (BTh ì ìì ìL) và dê Lạt .34
    3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai F
    1
    (BT ì ìì ìL) và dê Lạt .34
    3.3.3. Thí nghiệm nuôi dưỡng .34
    3.3.3.1. Thiết kế thí nghiệm và nuôi dê .34
    3.3.3.2. Xác định tăng trọng của dê thí nghiệm .36
    3.3.3.3. Mổkhảo sát . 36
    3.3.3.4. Xác định lượng thức ăn (lá sắn) thu nhận .37
    3.3.3.5. Xác định khối lượng đá liếm thu nhận .37
    3.4. Phương pháp xử lý số liệu 38
    4. KếT QUả Và THảO LUậN .39
    4.1. Kết quả điều tra về dê Lạt và F
    1
    (BTxL) 39
    4.1.1. Đặc điểm màu sắc lông và ngoại hình của dê 39
    4.1.2. Động thái sinh trưởng của dê lai F
    1
    (Bách Thảo ì ìì ìLạt) và dê Lạt .41
    4.2. Kết quả thí nghiệm nuôi dưỡng .47
    4.2.1. Thành phần và lượng thu nhận thức ăn (lá sắn) 47
    4.2.2. ảnh hưởng nuôi dưỡng và phẩm giống đến sinh trưởng và tăng
    trọng của dê 49
    4.2.3. ảnh hưởng của phẩm giống và phương thức nuôi dưỡng đến khả
    năng sản xuất thịt của dê 54
    4.2.4. Thành phần thân thịt của dê lai F
    1
    (Bách Thảo ì ìì ìLạt) và dê Lạt được
    nuôi theo chế độ truyền thống và cải tiến .58
    5. KếT LUậN Và Đề NGHị .62
    5.1. Kết luận .62
    5.1. Đề nghị 62

    1. Mở ĐầU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lào là một trong những quốc gia có nền kinh tế dựa vào nền nông
    nghiệp, trình độ phát triển còn ở mức thấp. Mục tiêu phát triển của Lào trong
    những năm tới là phải không ngừng nâng cao sản xuất, trong đó chủ yếu là sản
    xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là trọng tâm của nền kinh tế quốc dân vì
    nó không chỉ cung cấp lương thực - thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
    người dân mà còn cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp chế
    biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống x0 hội. Trong
    những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng đóng
    vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tếnông nghiệp ở Lào. Chăn
    nuôi dê cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điệu kiện
    tự nhiên của mọi vùng sinh thái. Phát triển chăn nuôi dê là định hướng phù
    hợp cho phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo.
    Người dân Lào có truyền thống chăn nuôi dê, gắn liền với lịch sử phát
    triển của nền nông nghiệp. Lào có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi dê
    như có diện tích đồi núi rộng lớn với nhiều loại cây, cỏ phát triển. Tuy vậy,
    cho đến nay, chăn nuôi dê ở Lào chỉ theo phương thức tự cung tự cấp, tận
    dụng cây cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa trong gia đình.
    Giống dê được nuôi chủ yếu là dê địa phương (dê Lạt). Dê địa phương mặc dù
    thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, chịu kham khổ, có sức đề kháng bệnh
    tật tốt, nhưng lại có tốc độ sinh trưởng chậm, tầm vóc cơ thể nhỏ.
    Những năm gần đây, đàn dê ở Lào có xu hướng phát triển. Theo số liệu
    thống kê của Cục Chăn nuôi Lào (2009)[13], tổng số dê trên cả nước là
    121.700 con năm 2000, đến năm 2009 tăng lên thành 367.000 con, tăng
    301,56%. Nhận thức được nhu cầu và tầm quan trọng của chăn nuôi dê trong
    việc phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Lào, nhằm đáp ứng nhu cầu thịt dê
    ngày càng tăng của thị trường trong nước và tạo công ăn việc làm cho người
    dân, Đảng và Nhà nước Lào đ0 có chủ trương khuyến khích phát triển chăn
    nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dê, trong đó có việc nhập các giống dê nước ngoài
    nhằm mục đích nhân giống thuần và lai với dê địa phương để tăng năng suất
    và hiệu quả chăn nuôi. Dê Bách Thảo là một giống dêcủa Việt Nam có năng
    suất thịt cao và sinh sản tốt nên được coi là một nguồn gen quý để nhập về
    Lào. Thực tế ở Việt Nam dê Bách thảo đ0 được dùng để lai với dê Cỏ địa
    phương (tương tự dê Lạt của Lào) cho kết quả rất tốt (Phengsavanh, 2003) [8].
    Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là tìm hiểu về đặc điểm cũng như khả
    năng sản suất của dê lai F1 giữa dê đực Bách Thảo Việt Nam với dê cái Lạt
    sống tại Lào để có thể đưa ra các ứng dụng cụ thể vào chăn nuôi dê tại Lào.
    Trước những đòi hỏi đó chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Đánh giá khả năng
    sản xuất của dê lai F
    1
    giữa dê Bách Thảo Việt Nam với dê Lạt Lào”
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Mô tả đông thái sinh trưởng của dê lai F1(Bách Thảo ìLạt) và dê Lạt
    nuôi trong điều kiện sản xuất đại trà.
    - Đánh giá tốc độ sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của dê đực lai
    (F
    1
    ) so với dê đực Lạt trong điều kiện nuôi dưỡng truyền thống (chăn thả tự do
    kiếm ăn) và nuôi dưỡng cải tiến (bổ sung protein vàkhoáng).
    1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    1.3.1. ýnghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu đ0 góp phần khẳng định cơ sở khoa học của việc lai
    tạo giống dê và ưu thế lai của con lai, góp phần giúp việc chăn nuôi dê đạt
    hiệu quả kinh tế cao. Lần đầu tiên đề tài này mô tảđược động thái sinh trưởng
    của dê Lạt và dê lai F1 (BTxL) tại Lào.
    1.3.2. ýnghĩa thực tiễn
    Kết quả đề tại bổ sung tư liệu về con dê góp phần phục vụ giảng dạy, nghiên
    cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trường
    kỹ thuật nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ kỹ
    thuật, sinh viên ngành nông nghiệp và người chăn nu ôi dê


    2.TổNG QUAN TàI LIệU
    2.1. Một số thông tin về con dê
    2.1.1. Đặc điểm sinh học của dê
    Dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ quốc chẵn (Artiodactyla),
    phụ bộ nhai lai (Ruminantia), họ Capra hircus, nhóm Aegagrus, hai nhóm
    khác là Ibexvà Falconeri. Trong nhóm Aegagrus có nhiều nhóm nhỏ, là tổ
    tiên phần lớn của các giống dê nhà ngày nay (Trần Đình Miên, 2000) [18].
    Dê ăn được nhiều loại cây cỏ hơn so với trâu, bò, cừu và thỏ. Dê leo trèo
    giỏi, nhanh nhẹn dẻo dai, sinh sản nhanh và giỏi chịu đựng trong môi trường
    khắc nghiệt, cả ở những vùng đất khô cằn và nóng nực.Thịt và sữa dê là loại
    thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng, thịt dê
    thơm ngon, sữa dê rất bổ, đặc biệt thích hợp với người già và trẻ em. Khác với
    các động vật khác, dê ít mắc bệnh truyền nhiễm nguyhiểm (Phạm Sỹ Lăng và
    Nguyễn Đăng Khải, 2001) [13].
    Theo Sharma (1993) [23], dê là loại gia súc có thể sống trong những
    điều kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi vớinhiều vùng khí hậu khác
    nhau. Chúng sống được ở những vùng có độ cao so với mặt biển 2.500 m,
    những vùng rừng rậm nhiệt đới có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn (3.000 -
    5.500mm/ năm).
    Dê thành thục về tính sớm (5-7 tháng), tỷ lệ thụ thai cao, mắn đẻ, khéo
    nuôi con, thời gian mang thai trung bình 150 ngày. Một dê cái có thể cho từ 3
    - 4 dê con /năm.
    Dê có 8 răng của hàm dưới và răng hàm, không có răng của hàm trên.
    Dê đẻ 5 - 10 ngày đ0 có 4 răng cửa sữa, sau 3 - 8 tháng thì có đủ 8 răng cửa
    sữa. Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn và trắng, nh0n; răng vĩnh viễn có thể to
    cấp rưỡi hoặc cấp đôi răng sữa, màu hơi vàng và có những vạch đen ở phía
    trước. Sự phát triển của dê liên quan chặt chẽ với việc mọc và thay răng.
    Người ta có thể xem răng dê để xác định tuổi của dê.
    Đặc điểm sinh học của dê có nhiều ưu thế hơn gia súckhác nên chúng
    ngày càng được con người quan tâm đầu tư và phát triển.
    2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng của dê
    Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia
    súc tăng kích thước (thay đổi về khối lượngt)hay là quá trình tích lũy về khối
    lượng của các cơ quan và toàn bộ cơ thể. Phát dục là sự thay đổi, tăng thêm và
    hoàn chỉnh các đặc tính, chức năng của các bộ phận của cơ thể (thay đổi về
    chất). Sinh trưởng và phát dục luôn đi đôi với nhau tạo nên sự phát triển của
    cơ thể. Đây là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền
    và các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Sự tương tác giữa kiểu di truyền và
    ngoại cảnh mang tính qui luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển hài hoà và cân
    đối. Sự sinh trưởng và phát dục của dê thường tuân theo qui luật sinh trưởng
    phát dục không đồng đều theo giai đoạn tuổi và giới tính. Khả năng sinh
    trưởng của phụ thuộc nhiều vào giống, thức ăn, trạng thái sức khỏe của cơ thể,
    đồng thời còn phục thuộc vào sự phát dục của giới tính, vào tập tính của gia
    súc và điều kiện môi trường sống. Do vậy, con người có thể sử dụng các
    phương pháp chọn lọc, lai tạo giống, cùng với các tác động quản lý, nuôi
    dưỡng chăm sóc tốt, hợp lý để làm tăng khả năng sinh trưởng.
    Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê người ta thường dùng phương
    pháp cân đo từng thời điểm (thường từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi). Sau đó có
    kết quả được biểu diễn bằng đồ thị, biểu đồi để đánh giá con vật qua sinh
    trưởng tích lũy, cường độ sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một
    số chiều đo cơ bản.

    Tài liệu tham khảo
    A. TiếngViệt
    1. Đặng Xuân Biên (1993), Con dê Việt Nam, Hội thảo Nghiên cứu
    Phát triển chăn nuôi dê, bò sữa thịt, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
    2. Đặng Vũ Bình (2000), Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi,
    Hà Nội, tr.17-20.
    3. Đinh Văn Bình, Chu Đình Khu, Nguyễn Kim Lin, Đỗ Thị Thanh
    Vân, Phạm Trọng Bảo, Nguyễn Thiện. Kết quả nghiên cứu, thực
    nghiệm và mở rộng trong sản xuất việc sử dụng dê đực Bách Thảo và
    ấn Độ lai cải tạo nâng cao khả năng sản xuất của giống dê Cỏ Việt
    Nam. Nxb Nông nghiệp, 2004.
    4. Đinh Văn Bình, Chu Đình Khu, Nguyễn Kim Lin, Đỗ Thị Thanh
    Vân, Phạm Trọng Bảo, Nguyễn Thiện. Kết quả nghiên cứu, thực
    nghiệm và mở rộng trong sản xuất việc sử dụng dê đực Bách Thảo và
    ấn Độ lai cải tạo nâng cao khả năng sản xuất của giống dê Cỏ Việt
    Nam. Nxb Nông nghiệp, 2005.
    5. Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003
    a
    ), Kỹ thuật chăn nuôi dê lai
    sữa -thịt ở gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Đinh Văn Bình (1994), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả
    năng sản xuất của giống dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam,
    Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
    nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr.65-74.
    7. Lê Đình Cường (1997), “Hiện trạng và hướng phát triển của nghề nuôi
    dê, cừu ở tỉnh Ninh Thuận:, Tạp chí Người Nuôi Dê, 2 (2), tr. 35.
    8. Vũ Chí Cương, Nguyễn Xuân Trạch (2005), Nâng cao các kỹ năng
    về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thit nhiệt đới, Nhà xuất bản
    Nông Nghiệp, Hà Nộ, tr. 93-101.
    9. Lê Anh Dương (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả
    năng sản xuất của dê Cỏ, Bách Thảo, con lai F
    1
    , con lai F
    2
    nuôi tại
    Đăklăk. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp.
    10. Trần Quang Hân (1996), Nghiên cứu các tính trạng năng suất chủ yếu
    của lợn Trắng Phú Khánh và lợn lai F
    1
    Yorkshire Trắng Phú Khánh,
    Luận án Phó Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội, tr. 76- 86.
    11. Đậu Văn Hải, Cao Xuân Thìn (2001), “Khảo sát khả năng sản xuất
    của hai nhóm dê lai giữa giống Saane và Alpine với Jumnapari tại
    Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Chăn nuôi Sông Bé”, Báo cáo
    Khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000, Phần Chăn nuôi gia súc,
    Thành Phố Hồ Chí Minh 10-12/4/2001, tr.236-251.
    12. Kusher (1969), Những cơ sở Di truyền học của việc ứng dụng ưu thế
    lai trong chăn nuôi, Trích dịch cuốn: Những cơ sở di truyền và chọn
    giống động vật, NXB Matxcova, Người dịch: Nguyễn Ân, Trần Cừ,
    Nguyễn Mộng Hùng, Lê Đình Lương, NXB Khoa học và Kỹthuật,
    Hà Nội, 1978, tr.248-263.
    13. Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Đăng Khải (2001), Bệnh thường they ở dê
    Việt Nam và biện pháp phòng trị, Tài liệu tập huấn cho những người
    nuôi dê và thầy thuốc thú y chăm sóc sức khỏe cho dê, Trung tâm
    Chẩn đoán Thú y Trung ương, Hà Nội, tr. 5.
    14. Lebedev (1972), Ưu thế lai trong ngành chăn nuôi, Người dịch: Trần
    Đình Miên, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr.7-20.
    15. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền học, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    16. Phạm Thị Phương Lan (1999), “Điều tra khả năng sản xuất sữa của dê
    Bách Thảo nuôi tại thái nguyên, Tạp chí người nuôi dê,5(1), tr.24 - 36.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...