Luận Văn Đánh giá khả năng lọc của Nghêu Bến Tre trong điều kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá khả năng lọc của Nghêu Bến Tre trong điều kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác nhau


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN .ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH viii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Sơ lược về nghêu Bến Tre (Meretrix Lyrata) 3
    1.1.1 Vùng phân bố của nghêu Bến Tre . 3
    1.1.2 Tình hình nuôi nghêu ở Việt Nam . 4
    1.2. Các nghiên cứu khả năng lọc của động vật hai mảnh vỏ và Nghêu
    Bến Tre 7
    1.2.1. Các nghiên cứu về khả năng lọc của động vật hai mảnh vỏ
    trên thế giới. 7
    1.2.2. Các nghiên cứu về khả năng lọc của động vật hai mảnh vỏ ở
    Việt Nam. 12
    1.3. Nghiên cứu khả năng lọc của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). . 15
    1.4. Các phương pháp sinh học xử lý ô nhiễm môi trường do nuôi
    trồng thủy sản 16
    1.4.1. Ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển 16
    1.4.2. Các phương pháp sinh học trong xử lý ô nhiễmmôi trường 16
    1.4.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật 17
    1.4.2.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các
    chất ô nhiễm 17
    iv
    1.4.3. Các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường bằng các phương
    pháp sinh học . 18
    1.4.3.1. Hệ thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí (Aerobic
    methods) 18
    1.4.3.2. Hệ thống xử lý bằng phương pháp kỵ khí (Anaerobic
    methods) 18
    1.4.3.3 Các hệ thống làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên . 19
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    2.1. Nội dung nghiên cứu 21
    2.2. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 21
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 21
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 21
    2.2.3. Địa điểm nghiên cứu . 21
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu. 22
    2.3.2. Phương pháp thí nghiệm . 23
    2.3.2.1. Sơ đồ thí nghiệm tốc độ lọc . 23
    2.3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu. . 24
    2.3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 26
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
    3.1. Đặc điểm hình thái, sinh trưởng, dinh dưỡng của Nghêu Bến Tre 27
    3.1.1. Đặc điểm hình thái của Nghêu 27
    3.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng 28
    3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 29
    3.2. Tốc độ lọc của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giai đoạn con
    giống 30
    v
    3.3. Tốc độ lọc của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giai đoạn trưởng
    thành 34
    3.4. Đề xuất giải pháp sử dụng nghêu trong việc giảm thiểu và xử lý ô
    nhiễm môi trường nước . 38
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng
    nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng sinhhọc, kết hợp trong từng
    vùng nuôi trồng đang được thực hiện với nhiều thànhcông nhất định. Đặc biệt
    là nuôi trồng thủy sản theo mô hình kết hợp nhiều đối tượng nuôi trong cùng
    thủy vực như là một giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như giảm thiểu
    tác hại môi trường, ổn định phát triển bền vững. Trong đó, phát triển những
    đối tượng nuôi trồng có khả năng cải tạo môi trườngđược đặc biệt chú ý. Các
    loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ như: vẹm xanh, sò huyết, nghêu, trai,
    hàu . là những đối tượng được lựa chọn. Với khả năng lọc sinh học chất hữu
    cơ và chất lơ lửng trong môi trường nước, những động vật thân mềm hai
    mảnh vỏ này có khả năng làm giảm lượng vật chất hữucơ lơ lửng, từ đó giảm
    chất lắng đọng trên nền đáy và giúp cải thiện môi trường nước.
    Mặt khác, khi nuôi động vật hai mảnh vỏ ăn lọc trong các thủy vực
    nuôi trồng thủy sản cùng với các đối tượng khác như tôm, cá, tôm
    hùm, động vật thân mềm hai mảnh vỏ này giúp làm tăng hiệu quả sử dụng
    thức ăn, môi trường được sạch hơn, giảm chi phí quản lý và nâng cao hiệu
    quả kinh tế.
    Câu hỏi đặt ra là nuôi đối tượng nào với quy mô/ môhình kết hợp ra
    sao là phù hợp với thực tế hiện nay? Tại Bến Tre, bên cạnh việc phát triển
    nghêu nuôi tôm công nghiệp, đối tượng Nghêu được xem là đối tượng nuôi
    chính ở vùng bãi triều. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều vấn đề phát sinh
    trong nghêu nuôi Nghêu ở Bến Tre. Một trong những vấn đề quan trọng nhất
    là hiện tượng Nghêu chết hàng loạt mà chưa có câu trả lời. Một số tác giả cho
    rằng, Nghêu chết là do sự gia tăng nhiệt độ nước ở vùng nuôi; một số khác lại
    cho rằng các sinh vật gây bệnh đối với Nghêu là nguyên nhân gây chết hàng
    2
    loạt. Cũng có ý kiến cho rằng Nghêu chết là do mật độ nuôi vượt quá “nhu
    cầu” sống của chúng. Đồng thời, nhiều hướng nghiên cứu đề xuất giải pháp
    giảm thiểu hiện tượng gây Nghêu chết được đặt ra. Đó là, có thể nuôi Nghêu
    trong ao đất hoặc kết hợp với các đối tượng khác nhằm tăng cường hiệu quả
    kinh tế nghề nuôi và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, nuôi bao nhiêu và nuôi
    với mật độ như thế nào là thích hợp vẫn chưa có câutrả lời thỏa đáng bởi vì
    cho đến nay, chưa có bất cứ công trình công bố nào xác định được nhu cầu
    thức ăn, tức khả năng lọc của Nghêu trong môi trường ra sao? Vì mục tiêu
    giải quyết vấn đề khả năng lọc của Nghêu và đáp ứngnhu cầu tốt nghiệp cuối
    khóa học, đề tài “Đánh giá khả năng lọc của Nghêu Bến Tre trong điều
    kiện thí nghiệm, ở các giai đoạn phát triển khác nhau” được tiến hành với
    các mục tiêu sau:
    ã Xác định khả năng ăn lọc của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata).
    ã Đề xuất ứng dụng sử dụng nghêu Bến Tre vào việc làmsạch môi
    trường ở các thủy vực nuôi trồng thủy sản.
    Ý nghĩa khoa học:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm những thông tin về đặc
    điểm ăn lọc, khả năng làm sạch môi trường của nghêu.
    Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả đề tài là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch nuôi nghêu hợp lý
    cũng như ứng dụng nuôi nghêu trong cải thiện môi trường, mở ra hướng mới
    trong công việc xử lý nước nuôi trồng thủy sản có lượng chất hữu cơ cao, cải
    thiện môi trường nuôi trồng thủy sản.
    Do sự hiểu biết của bản thân và thời gian có hạn chế, vì vậy đề tài
    không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý
    thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Sơ lược về nghêu Bến Tre (Meretrix Lyrata)
    Nghêu thuộc lớp thân mềm hai mảnh vỏ - bivalvia. Lớp thân mềm hai
    mảnh vỏ gồm năm chi chính với tên khoa học là: Protobranchia, pteriomorpha,
    Anomal adesmata, Rostroconchia, Heterrodota. Chi Heterodona có hơn 40 họ
    và nghêu thuộc giống Meretrix, nằm trong họ Veneridae – họ lớn nhất trong
    chi Heterdonta.
    1.1.1 Vùng phân bố của nghêu Bến Tre
    Nghêu Bến Tre phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương,
    từ biển Đài Loan, Phillipine, phía Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt
    Nam chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ như: Cần Giờ
    (Tp.HCM), Gò Công (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri vàThạnh Phú (Bến Tre),
    Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau) và Cầu
    Ngang, Duyên Hải của Trà Vinh, (Nguyễn Chính, 1996).
    Nghêu phân bố ở những vùng có nền cát – bùn, trong đó cát chiếm 60-90% với kích cỡ hạt từ 0,006-0,25mm, nghêu thường phân bố ở những nơi có
    nền cát tương đối phẳng, ít dốc, có độ xốp vừa phảiđể thuận lợi cho việc đào
    bới và vùi mình của nghêu, khoảng 4-6cm dưới mặt đáy. Trong tự nhiên rất it
    gặp loài Meretrix lyrataở chỗ cát thô, cấp hạt lớn hoặc đáy cát rắn chắc, và
    chưa bao giờ gặp nghêu phân bố ở vùng đáy bùn hoặc đất sét; quá nhiều bùn,
    nghêu bị ngạt thở; cát quá nhiều sẽ khô và nóng làmnghêu chết. Nghêu phân
    bố chủ yếu ở vùng trung triều và dưới triều. Độ sâucực đại tìm thấy nghêu
    lúc nước ròng là 2,5 m (Trương Quốc Phú, 1999).
    Nghêu phân bố ở vùng có nền đáy cát mịn đến cát trung có pha lẫn hàm
    lượng bùn lỏng và xác hữu cơ (10 - 18%) vào mùa mưabùn lỏng bao phủ nền
    đáy bãi Nghêu (1,5 – 2,5cm), thời gian phơi bãi từ 2-8 giờ/ngày. Độ mặn đặc
    4
    trưng cho bãi nghêu dao động từ 7 - 25‰; pH phù hợpcho nghêu phát triển là
    từ 6,5 – 8,5 và nhiệt độ là 26 – 32
    o
    C (Nguyễn Tác An và cs, 1994).
    1.1.2 Tình hình nuôi nghêu ở Việt Nam
    Nuôi nhuyễn thễ ven biển được bắt đầu từ rất sớm ở Việt Nam vì loài
    Meretrix lyrata có sẵn trong các bãi triều tự nhiên, hoạt động nuôi nghêu
    những năm 1970 ở Bến Tre, sau đó chuyển sang Tiền Giang (1987) và ở Trà
    Vinh phát hiện nghêu được nuôi vào năm 1995 (Bộ Thủy Sản, 2004). Nghêu
    Bến Tre còn được nuôi thành công ở Thái Bình và NamĐịnh (John Kleinen,
    2003).
    Theo Bộ Thủy Sản (2004), diện tích nuôi nghêu là 12.417 ha, sản lượng
    hàng năm đạt 118.945 tấn, trong đó tỉnh ở Miền Bắc có sản lượng cao nhất là
    Nam Định với 700 ha, và sản lượng khoảng 9.000 tấn;và Bến Tre ở Miền
    Nam với 4.075 ha với sản lượng thu hoạch khoảng 42.012 tấn. Trà Vinh cũng
    có diện tích nuôi khoảng 1.000 ha, sản lượng 5.000 tấn.
    Trong năm 2005 sản lượng nhuyễn thể đạt trên 180.000 tấn. Nghêu được
    thả nuôi chủ yếu là nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) số còn lại là nghêu địa
    phương như nghêu dầu (Meretrix meretrix) và nghêu vân (Meretrix lusoria)
    phân bố chủ yếu ở miền Bắc đặc biệt là Nghệ An, (BộThủy Sản, 2005).
    Theo Phan Lữ Hoàng Hà dẫn lời bà Trần Thị Thu Nga-Phó Giám đốc
    Sở Thủy sản Bến Tre, cho biết: “Trữ lượng nghêu củatoàn tỉnh Bến Tre ước
    tính khoảng 216.000 - 456.000 tấn, khả năng khai thác là 150.000 – 312.000
    tấn/năm, trong đó sản lượng chủ yếu là khai thác tựnhiên, còn sản lượng nuôi
    chỉ khoảng 20.000 – 50.000 tấn/năm”. Có thể thấy Tỉnh Bến Tre là một tỉnh
    có một nguồn trữ lượng nghêu hết sức dồi dào, nhưngviệc khai thác tự nhiên
    và quy hoạch nuôi chưa hợp lý đã làm giảm tiềm năng thực tế ở các bãi
    nghêu. Hiện nay, diện tích bãi nghêu trên toàn tỉnhBến Tre trên 15.000 ha,
    trong đó huyện Bình Đại (Thới Thuận, Thừa Đức) có diện tích lớn nhất là


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu Tiếng Việt
    1. Nguyễn Tác An, Nguyễn Văn Lục (1994). Nghiên cứu nguồn lợi hải
    sản, và các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý các
    thủy vực ven bờ tỉnh Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu Khoa học, Sở Tài
    nguyên môi trường và sở Thủy sản Trà Vinh, Tr.88-101.
    2. Nguyễn Tác An, Phạm Thị Dự (2005), Một số kết quả thử nghiệm nuôi
    ghép Vẹm xanh (Perna viridis) với Tôm hùm ở Xuân Tự, Vạn Ninh,
    Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học Công nghệ biển, phụ trương số 4/2005,
    tr.224-235.
    3. Nguyễn Chính. Một số loài Thân mềm có giá trị kinh tế lớn ở Việt Nam,
    Tuyển tập Nghiên cứu biển tập II phần I, tr.153-173.
    4. Nguyễn Chính (1996). Một số loài động vật nhuyễn thể có giá trị kinh
    tế ở biển Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật – Hà Nội, tr.80.
    5. Nguyễn Chính (2007), Vai trò làm sạch môi trường của động vật thân
    mềm (Mullusca) hai vỏ (Bivalvia), Tuyển tập Báo cáoKhoa học, Hội
    thảo ĐVTM toàn quốc lần V, tr.35.40.
    6. Nguyễn Thị Phương Hiền (2011), Nghiên cứu khả năng lọc mùn bã
    hữu cơ, tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) của sò huyết (Andara
    granosa), sò lông (Anadara antiquata) và vẹm vỏ xanh (Perna viridis)
    tại Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Nha Trang
    7. Nguyễn Đình Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn Văn Hảo, Trình
    Trung Phi, Võ Minh Sơn (2003), Nghiên cứu sản xuất giống nghêu,
    Tuyển tập Báo cáo Khoa học, Hội thảo ĐVTM toàn quốclần 3, tr.132-137.
    8. Tạ Văn Khương, Trương Quốc Phú (2006), Thử nghiệm nuôi Sò Huyết
    (Anadara granosa) trong ao nước tĩnh, Tạp chí nghiên cứu khoa học
    Đại học Cần Thơ 2006, tr.192-200.
    9. Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1996), Nghiên cứu thành phần
    thức ăn của Sò huyết trong các thủy vực ven bờ tỉnhTrà Vinh, Tuyển
    tập Nghiên cứu Biển, Tập 7, tr.121-130.
    10. Trần Quang Minh (2001), Một số đặc tính sinh học chính của nghêu
    dưới ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tự nhiên, Nhà xuất bản Nông
    nghiệp, tr.149-154.
    11. Hứa Thái Nhân, Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc
    Hải (2007), “Thử nghiệm nuôi vỗ nghêu Bến Tre (Meretrix Lyrata)
    trong hệ thống nước xanh - Cá rô phi”, Tuyển tập Báo cáo Khoa học,
    Hội thảo ĐVTM toàn quốc lần V.
    12. Trương Quốc Phú (1997). Vùng phân bố của Nghêu ở Đồng bằng Sông
    cửu long, Khoa học công nghệ - Khoa học Nông nghiệp Đại họcCần
    Thơ, 3, 5/1997.
    13. Trương Quốc Phú (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh
    hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) đạt năng suất
    cao, Luận án Tiến sĩ Khoa Học Nông Nghiệp, Trường Đại học Thủy
    sản Nha Trang.
    14. Trương Quốc Phú, Kỹ thuật nuôi nghêu (Meretrix lyrata) của ngư dân
    Đồng Bằng Sông Cửu long, Tuyển tập Báo cáo khoa học hội nghị sinh
    học biển toàn quốc lần 1, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật.
    15. Nguyễn Hữu Phụng, Trương Quốc Phú (2006). Phân bố và nguồn lợi
    ĐVTM kinh tế thuộc lớp chân bụng và hai mảnh ở biển Việt Nam,
    Tuyển tập báo cáo Khoa học, Hội Nghị KHCN Biển toànquốc lần thứ
    IV, tr.1021-1026.
    16. Lê Xuân Sinh, Trần Đức Thạnh, Đặng Kim chi (2011), Nghiên cứu quy
    luật sinh trưởng của loài nghêu (Meretrix lyrata) ở cửa sông Bạch
    Đằng và ý nghĩa cảnh báo môi trường, tuyển tập báo hội nghị Khoa
    Học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, pp 269-275, Nhà xuất bản
    Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ, tr 269-275.
    17. Võ Sỹ Tuấn, Hứa Thái Tuyến, (1994). Đặc điểm sinh trưởng và tuổi
    của Nghêu và Sò huyết Trà Vinh, Tuyển tập nghiên cứu biển lần V.
    18. Võ Sỹ Tuấn (1996). Nguồn lợi thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) chủ
    yếu ở Việt Nam, Tuyển tập Nghiên cứu lần VII, tr.9-16.
    19. Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa. Ảnh hưởng của các nồng
    độ muối khác nhau đến tốc độ lọc thức ăn, sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và
    khả năng chịu đựng stress của sò huyết giống Anadara Granosa
    (Linaeus, 1785). Tuyển tập Báo cáo Khoa học, Hội thảo Động vật thân
    mềm toàn quốc lần thức 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp,tr.137-141.
    20. Ngô Thị Thu Thảo, Hứa Thái Nhân, Trần Ngọc Hải, Huỳnh Hàn Châu
    (2009), Ảnh hưởng của độ mặn lên Sò huyết (Anadara granosa)nuôi
    vỗ trong hệ thống trong nước – cá rô phi, Tạp chí Khoa Học, Trường
    Đại học Cần Thơ, lần 11, tr.255-263.
    21. Nguyễn Thị Mỹ Vân (1998), Thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú ít thay
    nước với mô hình nhỏ tại huyện Đầm Dơi-Cà Mau, Luậnvăn Thạc sĩ,
    trường Đại học Nha Trang.
    Tài liệu tiếng Anh
    22. Alex M., T.A Redding (1999), Environmental management quaculture,
    Kluwer Academic Publishers, London, pp. 177-205.
    23. Hans Ulrik Riisgård & Dorthe F Seerup (2003), Filtration rates in the
    soft clam Mya arenaria: Effects of temperature and body size, Sarsia
    noth atlantic Marine science, Vol 88, Number 6, pp.415-428.
    24. Hamer J,. (1996), Improving water quality in Eutrophiel Fiord System
    with mussel, Farming Ambio, pp.356.362
    25. Huang, ZG., S.Y. Lee and P.M.S Mask (1985), The distribution
    structure of Perna viridis in Hong Kong warters, InB.Morton and D.
    Dudgeon Malacofauna of Hong Kong and Southern China. II
    Proceedings of the Second International Workshop onthe Malacofauna
    of Hong Kong and Southern China, Hong Kong 1983, Hong Kong
    University Press, Hong Kong, volume 2, pp.465-472.
    26. Ib clausen, Hans Ulrik Riisgård (1996), Growth, filtration and
    respiration in the musel Mytilus edulis: no evidence for physiological
    regulation of the filter-pump to nutritional needs, Marine ecology
    progress series, Vol.141, pp.37-45.
    27. Jimena Dorado, Demetrio Boltovskoy, Angela Juarez &Daniel Cataldo
    (2005), Filtration rates of the invasive pest bivalve Limnoperna
    fortunei as a function of size and temperature, Departamento de
    Ecologıa, Geneticay Evolucion, Facultad de Ciencias Exactas y
    Naturales, Universidad de BuenosAires, Pabellon II, 4 Piso, Ciudad
    Universitaria, (1428) Buenos Aires, Argentina.
    28. Jone, A.B. and Preston, N.P (1999), Sydney rock oyster, Saccostrea
    commercialis (Iredale & Roughley), filtration of shrimp farms effluent:
    the effects on warter quality, Aquaculture Research 30, pp.51-57
    29. Mohlenberg F. & Riisgard H.U (1978), Efficiency of particle retention
    in 13 species of suspension feeding bivalves,Ophelia, 17. Pp.239-246
    30. Rajesh KV, KS Mohamed * & V Kripa (2001), Influence of algal cell
    concentration, slnility and body size on the filtration and ingestion
    rates of cultivable Indian bivalves, Indian Journal of Marine Sciences
    Vol.30, pp.87-92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...