Thạc Sĩ Đánh giá khả năng kết hợp của một số vật liệu khởi đầu cà chua năm 2007 - 2008 tại Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cà chua (Lycopersicum esculentum Mill.) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại rau cao cấp quan trọng được trồng phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Cà chua được nhiều người ưa thích, là một trong những thực phẩm hết sức thông dụng có thể được dùng để ăn tươi, nấu nướng hay chế biến đồ hộp, làm mứt, kẹo, nước giải khát [10], [73], [86].
    Cà chua không chỉ phổ biến trong nhiều món ăn thường nhật mà còn được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, có tác dụng khá tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh huyết áp và các bệnh ngoài da, góp phần làm chậm quá trình lão hoá và phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ bệnh tim mạch [84], [90].
    Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, xét về mặt kinh tế, cà chua là cây rau quả quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, cho hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, chi phí ban đầu thấp, có thể mở rộng diện tích canh tác trên nhiều vùng sinh thái khác nhau [6], [78], [81], [83], [85].
    Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo xanh virus, . khó phòng trị. Ngoài ra, mùa hè vùng nhiệt đới làm cà chua kém đậu trái vì nhiệt độ cao nên hạt phấn bị chết (bất thụ) [73].
    Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có diện tích đất cát ven biển khá lớn trên 30.000 ha, rất thích hợp trồng cà chua Tuy nhiên, cây cà chua vẫn chưa được chú trọng phát triển mặc dù nhu cầu sử dụng cà chua là rất lớn, vừa tiêu thụ tại chỗ, vừa phục vụ chế biến xuất khẩu [12], [77], [88].
    Một trong những nguyên nhân chính là do công tác giống cà chua của ta còn yếu, cơ cấu giống trồng còn nghèo, hầu hết các giống cà chua trồng là giống địa phương, giống thuần (OP), năng suất rất thấp, chỉ trồng chính vụ nên đạt hiệu quả kém. Giống cà chua lai có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội địa và chế biến xuất khẩu được chọn tạo trong nước rất ít, các giống cà chua lai F1 trồng phần lớn phải nhập ngoại, giá hạt giống cao, sản xuất khó chấp nhận.
    Vì vậy, nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua lai mới năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và nguyên liệu chế biến xuất khẩu là hết sức cần thiết. Trước định hướng đó, việc sử dụng ưu thế lai như là một phương pháp chọn tạo giống có hiệu quả và là hướng đi tốt nhất, cơ bản nhất được nhiều nước tiên tiến trên thế giới và chúng ta đang ứng dụng.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng kết hợp của một số vật liệu khởi đầu cà chua năm 2007 - 2008 tại Thừa Thiên Huế”.
    1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
    1.2.1. Mục đích đề tài
    - Đánh giá 6 tổ hợp cà chua lai nhằm chọn được 1 - 2 tổ hợp lai ưu tú nhất về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh khá, phù hợp với điều kiện khí hậu và thị hiếu của địa phương.
    - Làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống tiếp theo.
    1.2.2. Yêu cầu đề tài
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các tổ hợp lai.
    - Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng quả của các tổ hợp lai.
    - Đánh giá ưu thế lai của các tổ hợp lai.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Gồm 7 giống làm bố mẹ, 6 tổ hợp lai và giống F1 Terminato được sử dụng làm đối chứng.
    - Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài chủ yếu nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản về sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống và các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm từ đó đánh giá khả năng kết hợp của các vật liệu khởi đầu dùng làm bố mẹ thông qua các tổ hợp lai theo các mục đích lai tạo.
    - Thời gian nghiên cứu:
    Từ tháng 12/2007 đến tháng 05/2008

    1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học :
    - Chọn được tổ hợp lai có triển vọng phục vụ cho sản xuất của địa phương.
    - Thông qua con lai xác định các cặp bố mẹ để sản xuất hạt F1 phục vụ sản xuất.
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn :
    - Tìm các giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng.
    - Góp phần từng bước chọn được nguồn giống cho sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...