Luận Văn Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Ng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống của nước ta và là nguồn thu nhập quan trọng đối với các hộ gia đình ở nông thôn. Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam theo những tài liệu để lại đã có từ 3200 – 3500 năm trước (Nguyễn Đăng Vang 2002). Đối với một nước có nền kinh tế hơn 90 % là sản xuất nông nghiệp như Việt Nam thì chăn nuôi gia cầm không những là ngành không thể thiếu mà còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nghề của đất nước.
    Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2009 của tổng cục thống kê, tổng đàn gia cầm của Việt Nam có khoảng 280,18 triệu con [29]. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề khác trong cả nước thì chăn nuôi gia cầm cũng đang trên đà phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh sự phát triển thì chăn nuôi gia cầm hiện nay còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm A/H5N1. Dịch cúm gia cầm đã và đang gây thiệt hại rất to lớn về kinh tế, lẫn con người. Dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003, bắt đầu từ các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang, sau đó lây lan sang nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Trong vòng hai tháng dịch đã xuất hiện tại 2.574 xã, phường thuộc 381 quận, huyện, thị xã của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu con chiếm 16,9% tổng đàn, trong đó gà có 30,4 triệu con và thuỷ cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loài chim khác bị chết và tiêu huỷ.
    Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
    Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao HPAI (High Pathogenic Avian Influenza) được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Từ cuối năm 2003 trở lại đây bệnh cúm gia cầm đã, đang và dự đoán trong nhiều năm nữa vẫn là mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta và cho sức khoẻ cộng đồng. Do đó phòng chống dịch cúm gia cầm là một trong những chương trình phòng chống dịch bệnh cấp quốc gia. Ngoài các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi như tiêu huỷ đàn gia cầm nhiễm bệnh, cấm lưu thông tiêu thụ, thì việc sử dụng vaccine tiêm phòng để tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh cúm là một biện pháp hỗ trợ tích cực và không thể thiếu trong việc phòng và hạn chế bệnh. Vì thế trong công tác phòng và chống dịch việc giám sát khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine của gia cầm là nhiệm vụ bắt buộc.
    Riêng đối với tỉnh Nghệ An, kể từ năm 2007, dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm chết và tiêu hủy 66.281 con. Năm 2008 dịch xuất hiện ở 4 huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu đã làm chết và tiêu hủy 5.025 con gia cầm. Năm 2009 dịch xảy ra tại Đô Lương, số gia cầm ốm chết phải tiêu hủy là 946 con. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2010 dịch lại xuất hiện ở Nghi Lộc, Nam Đàn và thành phố Vinh, tổng số gia cầm ốm chết buộc phải tiêu hủy là 4.486 con.
    Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An”.
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu của đề tài là xác định hiệu giá kháng thể của gà, vịt sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1. Qua đó đánh giá khả năng bảo hộ của đàn gia cầm được tiêm vaccine cúm năm 2009 tại tỉnh Nghệ An trong khuôn khổ dự án sử dụng vaccine cúm A/H5N1 giai đoạn III (2009 - 2010) của quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...