Luận Văn Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn PROBIOTICS

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Hiện nay nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó khu vực Nam bộ có lợi thế đặc biệt do có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được tầm quan trọng đó, việc định hướng và đề ra chiến lược phát triển bền vững và lâu dài cho ngành nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng.
    Trong nuôi trồng thủy sản, việc quản lý môi trường nước ương nuôi được xem là khâu khá quan trọng, có thể nói đây là khâu chính yếu quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình nuôi. Ngoài các yếu tố thủy hóa đánh giá chất lượng nước ương nuôi, vi khuẩn hiện diện trong nước ương nuôi cũng được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của đối tượng nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng và sinh sản của tôm, cá nuôi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Do đó, để tăng năng suất, nâng cao sản lượng của tôm, cá nuôi, con người cần phải can thiệp, quản lý duy trì và nâng cao chất lượng nước trong quá trình nuôi thủy sản.
    Điều kiện khí hậu ở Việt Nam rất đa dạng, đòi hỏi việc áp dụng kĩ thuật và cải thiện môi trường theo từng vùng phải được tuân thủ triệt để và nghiêm túc. Do sự khác biệt về kỹ thuật nuôi và khí hậu nên tác động thủy hóa và sự ô nhiễm môi trường nước bởi những tác nhân vi sinh vật cũng khác nhau. Phần lớn các bệnh trên thủy sản có nguyên nhân chính là do thức ăn và do sự ô nhiễm môi trường sống của thủy sản.
    Từ lâu, người dân đã biết sử dụng các hóa chất tổng hợp để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ương nuôi hoặc sử dụng thuốc kháng sinh để khống chế sự hiện diện của vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài những lợi ích trên, việc sử dụng kháng sinh dễ tạo nên các chủng vi khuẩn bị kháng thuốc và chúng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn nếu ta sử dụng hóa chất trị bệnh vào trong việc phòng bệnh trong nuôi thủy sản. Nghiêm trọng hơn là sự tồn dư của những hóa chất, thuốc kháng sinh không được cấp phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
    Từ thực tế trên, một giải pháp có thể chấp nhận được là sử dụng các chế phẩm probiotics để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và cải thiện chất lượng nước môi trương ương nuôi. Nhiều nhóm vi sinh vật đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao tỷ lệ sống và cải thiện chất lượng môi trường do chúng có khả năng chịu mặn, chịu kiềm, chịu acid, tổng hợp được các chất hữu cơ có khả năng phân hủy, tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ đó, tôm cá có khả năng miễn dịch tốt, tăng trưởng nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao.
    Việc ứng dụng probiotics đã được các nước trên thế giới tiến hành khá rộng rãi, tuy nhiên ở Việt Nam, ứng dụng probiotics trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực thủy sản nói riêng hiện vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
    Từ tình hình thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn probiotics”. Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    Nghiên cứu, đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước ương nuôi của một số chủng vi sinh vật probiotics thông qua bổ sung vi khuẩn trực tiếp vào môi trường nuôi.
    1.3. Nội dung đề tài
    Tiến hành bố trí hệ thống thí nghiệm.
    Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn.
    1.4. Giới hạn đề tài
    Chỉ tiến hành khảo sát các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, NH3-N, NO2-N, COD.
    Chỉ tiến hành thực hiện khảo sát khả năng cải thiện chất lượng nước của 3 chủng vi khuẩn probiotics.
    MỤC LỤC

    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài 2
    1.3. Nội dung đề tài 2
    1.4. Giới hạn đề tài 2
    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
    2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 3
    2.1.1. Các yếu tố thủy lý 3
    2.1.1.1. Nhiệt độ 3
    2.1.1.2. Màu sắc nước 4
    2.1.1.3. Độ trong 4
    2.1.1.4. Mùi nước 5
    2.1.1.5. Vị nước 5
    2.1.2. Các yếu tố thủy hóa 5
    2.1.2.1. Chỉ số pH 5
    2.1.2.2. Độ mặn 7
    2.1.2.3. Độ kiềm 7
    2.1.2.4. Độ cứng 8
    2.1.2.5. Sắt 9
    2.1.2.6. Ammonia (NH3 và NH4+) 9
    2.1.2.7. Nitrite (NO2-) 10
    [FONT=Verdana]2.1.2.8. Nitrate (NO3-) 10
    [FONT=Verdana]2.1.2.9. Hàm lượng oxygen hòa tan (DO) 11
    [FONT=Verdana]2.1.2.10. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 11
    [FONT=Verdana]2.1.2.11. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) 11
    [FONT=Verdana]2.1.3. Các chỉ tiêu sinh học 12
    [FONT=Verdana]2.1.3.1. Vi khuẩn (Bacteria) 12
    [FONT=Verdana]2.1.3.2. Virus 13
    [FONT=Verdana]2.1.3.3. Vi tảo (microalgae) 13
    [FONT=Verdana]2.2. Tổng quan về probiotics 14
    [FONT=Verdana]2.2.1. Khái niệm probiotics 14
    [FONT=Verdana]2.2.2. Thành phần probiotics 15
    [FONT=Verdana]2.2.2.1. Vi khuẩn gram dương 15
    [FONT=Verdana]2.2.2.2. Vi khuẩn gram âm 15
    [FONT=Verdana]2.2.2.3. Bacteriophages 16
    [FONT=Verdana]2.2.2.4. Nấm men 16
    [FONT=Verdana]2.2.2.5. Vi nấm 16
    [FONT=Verdana]2.2.3. Tác dụng của probiotics 16
    [FONT=Verdana]2.2.3.1. Trong bảo vệ môi trường 17
    [FONT=Verdana]2.2.3.2. Trong chăn nuôi 17
    [FONT=Verdana]2.2.3.3. Trồng trọt 19
    [FONT=Verdana]2.2.3.4. Cơ chế hoạt động của probiotics trong nuôi trồng thủy sản 19
    [FONT=Verdana]2.2.5. Tình hình sử dụng chế phẩm probiotics ở Việt Nam 20
    [B]Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 [/B]
    [FONT=Verdana]3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
    [FONT=Verdana]3.2. Nội dung thực hiện 22
    [FONT=Verdana]3.3. Vật liệu 22
    [FONT=Verdana]3.3.1 Hệ thống bể ương ấu trùng cá chẽm 22
    [FONT=Verdana]3.3.1.1. Vật liệu 22
    [FONT=Verdana]3.3.1.2. Mô tả 23
    [FONT=Verdana]3.3.2 Hệ thống môi trường 23
    [FONT=Verdana]3.3.2.1. Vật liệu 23
    [FONT=Verdana]3.3.2.2. Mô tả 23
    [FONT=Verdana]3.3.3 Các yếu tố thủy hóa 23
    [FONT=Verdana]3.3.3.1. Nhiệt độ 23
    [FONT=Verdana]3.3.3.2. pH 23
    [FONT=Verdana]3.3.3.3. NH3-N 23
    [FONT=Verdana]3.3.3.4. NO2-N 24
    [FONT=Verdana]3.3.3.5. COD 24
    [FONT=Verdana]3.4. Bố trí thí nghiệm 24
    [FONT=Verdana]3.4.1 Bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống ương cá chẽm 24
    [FONT=Verdana]3.4.2. Bố trí thí nghiệm hệ thống môi trường 25
    [FONT=Verdana]3.5. Phương pháp nghiên cứu 26
    [FONT=Verdana]3.5.1. Quy trình nhân sinh khối vi khuẩn và bổ sung vi khuẩn 26
    [FONT=Verdana]3.5.1.1. Nhân sinh khối vi khuẩn. 26
    [FONT=Verdana]3.5.1.2. Bổ sung vi khuẩn vào các nghiệm thức. 26
    [FONT=Verdana]3.5.2. Đo các chỉ tiêu thủy hóa 26
    [FONT=Verdana]3.5.2.1. Đo pH 28
    [FONT=Verdana]3.5.2.2. Đo nhiệt độ 28
    [FONT=Verdana]3.5.2.3. Đo NH3-N 28
    [FONT=Verdana]3.5.2.4. Đo NO2-N 29
    [FONT=Verdana]3.5.2.5. Đo COD 29
    [B]Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30[/B]
    [FONT=Verdana]4.1 Kết quả thủy hóa tại các bể ương ấu trùng. 30
    [FONT=Verdana]4.1.1 Nhiệt độ 30
    [FONT=Verdana]4.1.2 pH 31
    [FONT=Verdana]4.1.3 NH3-N 33
    [FONT=Verdana]4.1.4 NO2¬-N 34
    [FONT=Verdana]4.2 Kết quả thủy hóa tại các bể môi trường. 36
    [FONT=Verdana]4.2.1 Nhiệt độ 36
    [FONT=Verdana]4.2.2 pH 36
    [FONT=Verdana]3.2.3 NH3-N 37
    [FONT=Verdana]3.2.4 NO2¬-N 38
    [FONT=Verdana]3.2.5 COD 39
    [B]Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41[/B]
    [FONT=Verdana]5.1. Kết luận 41
    [FONT=Verdana]5.2. Kiến nghị 41
    [B]TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
    PHỤ LỤC[/B][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...