Tiểu Luận Đánh giá khả năng áp dụng các quy định về bảo đảm thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt độ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bài gồm 1 bản word và 1 sile thuyết trình


    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM


    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Lý do chon đề tài
    Ngày 11/1/2007,Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Từ đó, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội cũng như thách thức. Đặc biệt, đối với hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế lại càng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu thế này. Trước bối cảnh đó, cơ quan quản lý nhà nước (cụ thể là NHNN) cũng như hệ thống TCTD Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế. Chính vì thế, NHNN phải ban hành các văn bản luật pháp phù hợp và hệ thống TCTD phải cố gắng nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế bằng cách tuân thủ theo một số điều ước quốc tế đã được cụ thể hóa bằng các văn bản luật tại Việt Nam. Để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các TCTD Việt Nam với các TCTD của các quốc gia khác trên thế giới. Một trong những điều ước quốc tế được hầu hết nhà quản trị ngân hàng trên thế giới đặc biệt quan tâm chính là Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành lần đầu vào năm 1988 (với tên gọi Basel I). Sau đó hiệp ước vốn này được thay thế bằng Basel II và cuối cùng là Basel III.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã chứng tỏ những thiếu sót, và không chặt chẽ của basel II. Chính vì lẽ đó, các chuyên gia đã ngồi lại và đưa ra những quy định mới gọi là basel III. Trong các điểm mới của basel III thì các quy định về bảo đảm thanh khoản là một phần quan trọng. Để hiểu rõ về các quy định về bảo đảm thanh khoản, và tình hình thực tế trong hoạt động ngân hàng Việt Nam, chúng em đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM”.
    II. Mục tiêu của đề tài
    v Phân tích rõ các chuẩn mực về đảm bảo khả năng thanh khoản trong Hiệp ước Basel III.
    v Đưa ra cái nhìn tổng quan về thanh khoản hiện nay của các ngân hàng Việt Nam.
    v Từ đó rút ra các thuận lợi cũng như các khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt khi áp dụng các quy định về đảm bảo thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
    III. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn tại một số chuẩn mực về đảm bảo khả năm thanh khoản trong hiệp ước Basel III. Để từ đó xem xét khả năng ứng dụng lên hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    IV. Bố cục của báo cáo
    Nội dung nghiên cứu của đề tài “Đánh giá khả năng áp dụng các quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động ngân hàng Việt Nam” gồm có 2 chương sau:
    Chương 1: Các quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản theo chuẩn mực Basel III.
    Chương 2: Phân tích khả năng áp dụng của quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...