Tài liệu Đánh giá kết quả thực thi dự án trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Đánh giá kết quả thực thi dự án trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn
    LỜI NÓI ĐẦUTrong những năm gần đây, đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn đã và đang được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện ở việc Nhà nước liên tục đầu tư vào các hạng mục lớn ở nông thôn bằng cách thu hót, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn ngân sách, vốn huy động trong dân, vốn vay và viện trợ từ nước ngoài. Tuy nhiên có một điểm khác so với trước đây, việc đầu tư hiện nay thường thực hiện theo các dự án có các luận chứng khoa học chứng minh tính khả thi còng như hiệu quả của hoạt động đầu tư. Việc đầu tư trong ngành lâm nghiệp nói chung và đầu tư trồng rừng nói riêng ở nước ta hiện nay cũng được tiến hành theo các dự án.
    Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với đời sống của con người. Ngoài tác dụng bảo vệ đất đai chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái rừng còn mang lại cho con người nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ cho những mục đích sinh hoạt và sản xuất. Do những hoạt động của con người và những tác động của thiên tai mà tài nguyên rừng của Việt Nam cũng như trên toàn Thế giới đã suy giảm nghiêm trọng. Trong những thập niên vừa qua, cùng với những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, rừng đã bị con người khai thác quá mức mà Ýt chú trọng đến tính sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên này. Chính vì vậy, việc khôi phục trở lại các khu rừng đã được nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) đưa lên làm mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển khinh tế của mình.
    Với mục tiêu phủ xanh đất trống đồ núi trọc và phát triển các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã giành một phần rất lớn ngân sách để trồng và bảo vệ rừng thông qua các dự án đầu tư sử dụng vốn trong nước và huy động bằng các hình thức nguồn vốn từ nước ngoài. Dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc giang và Lạng Sơn” là mét dự án được thực hiện bằng nguồn vốn hợp tác tài chính giữa chính phủ hai nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(CHXHCN Việt Nam) và Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB Đức), đây là một trong những dự án nằm trong chiến lược phát triển rừng của nước ta.
    Từ những lý do thực tiễn trên đây, trong thời gian tthực tập tại Ban quản lý dự án Trung ương dự án trồng rừng Việt - Đức em đã tập chung nghiên cứu và chọn đề tài “Đánh giá kết quả thực thi dự án trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn” làm đề tài tốt nghiệp của mình, hy vọng rằng qua quá trình nghiên cứu và thực hiện nó sẽ góp phần giúp cho em nắm vững vàng hơn những kiến thức đã được học trong nhà trường và giúp cho em học hỏi được nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quản lý trong thực tế.
    Mục đích nghiên cứu: xem xét những kết quả mà dự án đã đạt được trong quá trình thực thi và những bài học kinh nghiệm rót ra từ qúa trình thực thi dự án.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập chung nghiên cứu những vấn đề về tổ chức, quản lý và các giải pháp trong quá trình thực thi dự án và những kết quả mà dự án đã đạt được.
    - Phạm vi nghiên cứu: những địa bàn liên quan đến dự án gồm: Hà Nội (nơi mà Ban quản lý dự án Trung ương đặt trụ sở) và các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn (những nơi triển khai thực hiện dự án).
    Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành các mục đích nghiên cứu trên em đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và phân tích thống kê
    - Phương pháp sử dụng, kế thừa và phát huy những kết quả đã nghiên cứu trứoc đây.
    Kết cấu của đề tài: ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm:
    ChươngI: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.
    ChươngII: Đánh giá kết quả thực thi dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn”.
    ChươngIII: Một số bài học kinh nghiệm rót ra từ quá trình thực thi dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn”.
    Để hoàn thành đề tài này, em đã dược sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Vũ Thị Minh, TS. Đào Công Khanh và tập thể các chú, các anh chị ở Ban quản lý dự án Trung ương dự án trồng rừng Việt - Đức. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, thu thập số liệu và nghiên cứu các tài liệu song do thời gian, trình độ và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế còn có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô và bạn đọc để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình trong thực tế.
    Em xin chân thành cảm ơn!







    CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ.1. Khái niệm và phân loại hoạt động đầu tư.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư.Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng, các hoạt động kinh tế bao giờ cũng gắn liền với việc huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đem lại những lợi ich kinh tế - xã hội nhất định và đảm bảo sự tồn tại và phát triÓn lâu dài. Các nguồn lực đó bao gồm: tài lực (tiền vốn), nhân lực (lao động), vật lực (các yếu tố vật chất đầu vào của xản xuất) và trí lực (trí tuệ của con người). Các hoạt động kinh tế nói trên được tiến hành trong một khoảng thời gian và trên một vùng không gian xác định với mục đích đem lại những lợi Ých kinh tế - xã hội lớn hơn các chi phí về những nguồn lực đã được sử dụng. Có thể hiểu rằng:
    Hoạt động đầu tư là những hoạt động kinh tế với việc sử dụng các nguồn lực trong một thời gian tương đối dài nhằm đem lại những lợi Ých kinh tế - xã hội lớn hơn các chi phí về những nguồn lực đã được sử dụng.
    Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, phạm vi một địa phương, một vùng kinh tế, hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động để tạo ra hay đổi mới và duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân hoặc để tăng cường năng lực của các yếu tố sản xuất nhằm khai thác đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực của đất nước, của địa phương và của vùng. Trong phạm vi mét doanh nghiệp, hoạt động đầu tư là một bộ phận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra hay tăng cường các yếu tố, các điều kiện sản xuất kinh doanh hoặc đổi mới phương thức kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.2. Phân loại hoạt động đầu tư.Hoạt động đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa riêng trong việc theo dõi, quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư.
    1.2.1. Phân loại theo các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, có thể phân thành:
    - Đầu tư tài sản vật chất: là hình thức đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế hoặc tăng cường năng lực hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác.
    - Đầu tư tài chÝnh: là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiền vào ngân hàng, mua trái phiếu Chính phủ) hoặc hưởng lãi suất tuỳ theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (cổ phiếu, trái phiếu công ty). Đầu tư tài chính không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho nền kinh tế, song đầu tư là một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho các hoạt động đầu tư phát triển. Do vậy đầu tư tài chính còn được gọi là đầu tư dịch chuyển.
    - Đầu tư thương mại: là hình thức đầu tư dưới dạng bỏ tiền vốn mua hàng hoá để bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá mua và giá bán. Đầu tư thương mại nói chung không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân, song lại có vai trò rất quan trọng đối với quá trình lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển.
    - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: là hình thức đầu tư vào các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo về học vấn, về chuyên môn và kỹ thuật cho lực lượng lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
    - Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ: Là hình thức đầu tư dưới dạng phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của nền kinh kế.
    Trong các loại hình đầu tư ở trên, đầu tư tài sản vật chất, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phát triển khoa học công nghệ được gọi chung là đầu tư phát triển.
    1.2.2. Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, có thể phân thành:
    - Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư bằng vốn vay hoặc hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư do đóng góp số vốn đủ lớn cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng công trình đầu tư.
    - Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư do chỉ góp vốn dưới giới hạn nào đó nên không được tham gia trực tiếp điều hành quá trình đầu tư và khai thác, sử dụng công trình đầu tư. Đó là trường hợp các viện trợ hay cho vay với lãi suất ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các trường hợp đầu tư tài chính của các cá nhân, tổ chức dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu và cho vay để hưởng lợi tức.
    1.2.3. Phân loại theo nội dung kinh tế của đầu tư, có thể phân thành:
    - Đầu tư xây dựng cơ bản: là hình thức đầu tư nhằm tạo hay hiện đại hoá tài sản cố định thông qua xây dựng mới, cải tạo tài sản cố định hay mua bản quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết công nghệ.
    - Đầu tư vào tài sản lưu động: là hình thức đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất giá trị nhỏ, nguyên vật liệu, nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình đầu tư tiến hành liên tục.
    - Đầu tư vào lực lượng lao động nhằm tăng cường chất lượng và số lượng lao động thông qua đào tạo, thuê mướn công nhân, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý
    1.2.4. Phân loại theo hình thức đầu tư, có thể phân thành:
    - Đầu tư mới (để tạo công trình mới).
    - Đầu tư theo chiều sâu (cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá công trình đã có).
    - Mở rộng công trình đã có.
    1.2.5. Theo thời hạn đầu tư, có thể phân thành:
    - Đầu tư dài hạn (từ 10 năm trở lên).
    - Đầu tư trung hạn (từ 5 năm - 10 năm).
    - Đầu tư ngắn hạn (dưới 5 năm).
    2. Vai trò của đầu tư phát triển.
     
Đang tải...