Tài liệu đánh giá kết quả thử nghiệm dư lượng chloramphenicol trong thuỷ sản bằng kít elisa thông qua phân tí

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Dư lượng kháng sinh trong thực phẩm hiện là vấn đề quan ngại của hầu hết các cơ quan kiểm soát thực phẩm trên thế giới. Một số loại kháng sinh bản thân nó (chloramphenicol, malachite green .) có thể gây ra tác động có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, một số loại khác như các kháng sinh nhóm nitrofurans qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật có thể sinh ra những hợp chất có độc tính cao đối với cơ thể sống. Chính vì vậy những kháng sinh này đã bị cấm sử dụng hoàn toàn trong nuôi trồng và bảo quản thực phẩm. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nêu trên do vậy phải thoả mãn các yêu cầu rất cao về giới hạn phát hiện (LOD), độ lặp lại (repeatability), độ thu hồi (recovery), độ không đảm bảo đo (uncertainty) . của phương pháp phân tích.

    Yêu cầu của một số thị trường về giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp phân tích các chỉ tiêu kháng sinh cấm được thống kê trong bảng 1.

    Bảng 1. Yêu cầu của các thị trường về giới hạn phát hiện của
    phương pháp phân tích một số kháng sinh cấm
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT
    [/TD]
    [TD]Kháng sinh cấm
    [/TD]
    [TD]Chỉ tiêu kiểm tra
    [/TD]
    [TD=colspan: 3]Giới hạn phát hiện tối thiểu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]EU
    [/TD]
    [TD]Mỹ
    [/TD]
    [TD]Nhật
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.
    [/TD]
    [TD]Chloramphenicol
    [/TD]
    [TD]Chloramphenicol (CAP)
    [/TD]
    [TD]0.3 ppb
    [/TD]
    [TD]0.3 ppb
    [/TD]
    [TD]0.5 ppb
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.
    [/TD]
    [TD]Malachite green/Leucomalachite green
    [/TD]
    [TD]Malachite green / Leucomalachite green (MG/LMG)
    [/TD]
    [TD]2.0 ppb
    [/TD]
    [TD]2.0 ppb
    [/TD]
    [TD]2.0 ppb
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.
    [/TD]
    [TD]Furazolidone
    [/TD]
    [TD]3-amino-2-oxazolidone (AOZ)
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.
    [/TD]
    [TD]Furaltadone
    [/TD]
    [TD]5-methylamorfolino-3-amino-2-oxazolidone (AMOZ)
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.
    [/TD]
    [TD]Nitrofurantoin
    [/TD]
    [TD]1-aminohydantoin (AHD)
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.
    [/TD]
    [TD]Nitrofurazone
    [/TD]
    [TD]Semicarbazide (SEM)
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [TD]1.0 ppb
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Các phương pháp phân tích sử dụng sắc ký có ghép khối phổ như GC-MS, GC-MS/MS, LC-MS, LC-MS/MS đều đáp ứng được yêu cầu và được các cơ quan thẩm quyền của các nước nhập khẩu chấp nhận. Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi đầu tư chi phí cao về thiết bị, chi phí vận hành, kỹ năng và trình độ của kiểm nghiệm viên. Do vậy nó không phù hợp cho các phòng kiểm nghiệm qui nhỏ hay những phòng kiểm nghiệm của địa phương. Vài năm gân đây, cách tiếp cận mới về phương pháp phân tích dựa trên phản ứng giữa kháng nguyên-kháng thể (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay (ELISA)) đã trở thành một công cụ khá hữu hiệu và được cơ quan thẩm quyền chấp thuận cho phép sử dụng với mục đích thử nghiệm sàng lọc (Screening method). Liên minh châu Âu (Chỉ thị 657/EC/2002) cho phép sử dụng phương pháp ELISA trong phân tích dư luợng các hóa chất kháng sinh cấm, tuy nhiên có những yêu cầu rất khắt khe về giới hạn phát hiện và độ không đảm bảo đo và các tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả của xét nghiệm.

    Từ năm 2002 đến nay, phương pháp ELISA đã được sử dụng trong phân tích sàng lọc tại phòng kiểm nghiệm của các Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng đối với các chỉ tiêu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...