Luận Văn Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 6/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện hội nhập WTO, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nào có cách nhìn nhận mới, có phương thức kinh doanh linh hoạt sẽ tồn tại, phát triển và ngược lại. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
    Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá tình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi kỳ kinh doanh. Do vậy kết quả kinh doanh rất quan trọng với các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục tồn tại cũng như thiếu sót của doanh nghiệp.
    Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được.
    Trước yêu cầu đó, các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn nói riêng cần định kỳ phân tích, đánh giá nhằm tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, nắm bắt thời cơ phát triển không ngừng đồng thời góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra phương hướng và biện pháp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về động sản xuất kinh doanh công ty.
    - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
    - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
    1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
    - Phạm vi nghiên cứu
    * Không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại công ty, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương để đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trong thời gian tới.
    * Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 10/01/2009 đến ngày 25/5/2009.
    Số liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn được dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu trong 3 năm từ 2006 đến 2008.

    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    2.1 Tổng quan tài liệu 3
    2.1.1 Cơ sở lý luận 3
    2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm 3
    2.1.1.2 Bản chất và chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
    2.1.1.2.1 Bản chất của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
    2.1.1.2.2 Chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh 6
    2.1.1.3 Vai trò và mục đích của đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
    2.1.1.3.1 Vai trò của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
    2.1.1.3.2 Mục đích của đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
    2.1.1.4 Nội dung đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 9
    2.1.1.4.1 Phân loại kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
    2.1.1.4.2 Phương pháp xác định kết quả sản xuất kinh doanh 10
    2.1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh 12
    2.1.1.5.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 12
    2.1.1.5.1.1 Môi trường vĩ mô 12
    2.1.1.5.1.2 Môi trường vi mô 16
    2.1.1.5.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp 20
    2.1.1.5.2.1 Quản lý chiến lược và công tác lập kế hoạch 20
    2.1.1.5.2.2 Cơ cấu tổ chức 21
    2.1.1.5.2.3 Văn hoá doanh nghiệp 22
    2.1.1.5.2.4 Công tác quản lý các nguồn lực 23
    2.1.1.5.2.5 Công tác lãnh đạo 26
    2.1.1.5.2.6 Công tác kiểm tra 26
    2.1.1.6 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 27
    2.1.1.6.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 27
    2.1.1.6.2 Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp 28
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1 Phương pháp chung 30
    2.2.2 Phương pháp cụ thể 30
    2.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế 30
    2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 31
    2.2.2.3 Phương pháp so sánh 31
    PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
    3.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu 32
    3.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của công ty 32
    3.1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 34
    3.1.2.1 Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty 34
    3.1.2.1.2 Quy trình sơn tĩnh điện 38
    3.1.3 Tình hình lao động của công ty 41
    Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2006-2008 42
    3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy 45
    3.1.5 Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 48
    3.1.6 Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật của Công ty 52
    3.1.5.1 Về sản xuất: 52
    3.1.5.2 Về công tác kỹ thuật và quản lý chất lượng 52
    3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 54
    3.2.1 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 58
    3.2.2 Đánh giá hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty 83
    3.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp 89
    3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 92
    3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 95
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

    3.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu
    3.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của công ty
    Công ty TNHH điện hóa Hà Sơn được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102001672 do Sở KH và ĐT - Hà Nội cấp ngày 22/12/2000.
    Tên công ty: công ty TNHH điện hóa Hà Sơn
    Vốn điều lệ 10 tỷ Việt Nam đồng
    Mã số thuế: 0101092455 ngân hàng Công Thương Đống Đa – Hà Nội
    Giám đốc: PHẠM VIỆT HẢI
    Trụ sở chính: số 181 Đường Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
    Số điện thoại: 04 215 1592
    Fax: 04 553 0854
    Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại hạch toán độc lập. Bước đầu tham gia vào các hoạt động kinh tế thị trường Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như vốn ít, tổng số công nhân chưa nhiều, đồng thời Công ty lại phải lo liệu tất cả từ việc tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng đến việc tuyển dụng lao động, bố trí lao động, huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn. Nhưng với sự năng động sáng tạo của ban giám đốc và lòng nhiệt tình của tập thể công nhân viên chức Công ty đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và bước đầu làm ăn có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện.
    Năm 2001 chính thức đi vào hoạt động với cở sở kỹ thuật còn đơn giản, chỉ mới có 2 dây chuyền mạ, các trang thiết bị liên quan. Năm 2003 Công ty đã dần tạo lập được mối quan hệ làm ăn, mở rộng được quy mô sản xuất, đầu tư thêm một ôtô vận tải hàng hoá phục vụ cho công việc giao và nhận hàng thường xuyên. Qua một số năm hoạt động, khối lượng đơn hàng của Công ty càng nhiều, Công ty đã không ngừng đầu tư thêm dây chuyền máy móc mới để phục vụ cho sản xuất. Đến năm 2008 Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền công nghệ mới, một dây chuyền mạ kẽm kiểu quay và dây chuyền sơn tĩnh điện để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...