Thạc Sĩ Đánh giá kết quả phục hồi chức năng đi lại và mối liên quan với cơ lực chi dưới ở bệnh nhân tai biến

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 5/6/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và ở Việt Nam 3
    1.1.1. Trên thế giới . . 3
    1.1.2. Ở Việt Nam . 3
    1.2. Đại cương về tai biến mạch máu não 4
    1.2.1. Định nghĩa tai biến mạch máu não 4
    1.2.2. Phân loại nhồi máu não . 4
    1.2.3. Sự cấp máu cho bán cầu đại não . 5
    1.3.Tóm tắt giải phẫu sinh lý vận động . 8
    1.3.1.Vùng vận động vỏ não . 8
    1.3.2.Tế bào vận động sừng trước tủy sống 9
    1.3.3.Những đường dẫn truyền vận động .9
    1.4. Giải phẫu chức năng cơ chi dưới .12
    1.4.1. Các cơ ở hông . 12
    1.4.2. Các cơ ở gối 13
    1.4.3. Các cơ ở cổ chân . 13
    1.5. Phân tích dáng đi .14
    1.5.1. Chu kỳ dáng đi 14
    1.5.2. Các tham số bình thường của dáng đi . 17
    1.6. Những bất thường ảnh hưởng đến chức năng đi trên bệnh nhân tai biến mạch máu não .18
    1.6.1. Tình trạng yếu các nhóm cơ chi dưới và thân mình ở bên liệt 18
    1.6.2. Tình trạng bất thường về trương lực cơ 18
    1.6.3. Hạn chế tầm vận động khớp 19
    1.6.4. Rối loạn về kiểm soát tư thế thăng bằng .19
    1.6.5. Rối loạn về cảm giác .19
    1.7. Tình hình nghiên cứu về phục hồi chức năng đi ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não 20
    1.7.1. Trên thế giới 20
    1.7.2. Tại Việt Nam .21
    1.8. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não 22
    1.8.1.Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người 22
    1.8.2. Mục đích phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người .22
    1.8.3. Nguyên tắc phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người 22
    1.8.4. Các phương pháp phục hồi chức năng 23
    1.8.5. Vận động trị liệu .25
    1.8.6. Hoạt động trị liệu .27
    1.9. Phục hồi chi dưới sau tai biến mạch máu não .27

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29

    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 29
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa 29
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
    2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 30
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu . 30
    2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 31
    2.2.4. Phương pháp can thiệp 31
    2.3. Phương pháp đánh giá . 32
    2.3.1. Đánh giá lần đầu . 32
    2.3.2. Đánh giá lần hai . 36
    2.4. Xử lý số liệu . 36
    2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 36

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu . 37
    3.1.1. Độ tuổi và giới tính . 37
    3.1.2. Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp 38
    3.1.3. Phân loại bệnh nhân theo bên liệt 39
    3.1.4. Phân loại bệnh nhân theo loại tai biến nhồi máu não trên
    phim CT Scanner . 39

    3.1.5. Phân loại bệnh nhân theo thời gian tự đi lại được sau tai
    biến nhồi máu não 40
    3.2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng về cơ lực chi dưới bên liệt
    qua các thời điểm . 41
    3.2.1. Đánh giá khả năng dồn trọng lượng lên chân liệt . 41
    3.2.2. Kết quả các thông số về dáng đi . 42
    3.2.3. Kết quả PHCN cơ lực chi dưới bên liệt 43
    3.2.4. Kết quả PHCN đi theo FAC . 46
    3.3. Mối liên quan giữa cơ lực chi dưới bên liệt và chức năng đi sau
    một tháng can thiệp 47
    3.3.1. Mối liên quan giữa cơ lực khớp háng bên liệt và chức năng
    đi sau 1 tháng can thiệp 47
    3.3.2. Mối liên quan giữa cơ lực khớp gối bên liệt và chức năng
    sau 1 tháng can thiệp 48
    3.3.3. Mối liên quan giữa cơ lực khớp cổ chân bên liệt và chức
    năng đi sau 1 tháng can thiệp . 49

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 50
    4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 50
    4.1.1. Độ tuổi và giới tính . 50
    4.1.2. Nghề nghiệp 51
    4.1.3. Loại tổn thương não 51
    4.1.4. Thời gian bắt đầu tự đi lại được sau TBNMN 52
    4.2. Kết quả PHCN đi . 52
    4.2.1. Khả năng dồn trọng lượng lên chân liệt . 53
    4.2.2. Các thông số dáng đi . 55
    4.2.3. Kết quả PHCN cơ lực chi dưới bên liệt 57
    4.2.4. Kết quả PHCN đi theo FAC . 59
    4.3. Mối liên quan giữa cơ lực chi dưới bên liệt và chức năng đi sau
    một tháng can thiệp 61
    KẾT LUẬN 63
    KIẾN NGHỊ . 64

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tai biến mạch máu não cho tới nay vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ ngày càng hay gặp, tỉ lệ tử vong cao đứng thứ ba sau ung thư và các bệnh tim mạch. Thường để lại nhiều di chứng nặng nề đặc biệt là di chứng vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh và gia đình họ mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ [10].
    Tai biến mạch máu não là một nguyên nhân quan trọng khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị và mang nhiều di chứng gây tàn phế cho người bệnh. Theo tổ chức Y tế Thế giới có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não mang di chứng vĩnh viễn. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới liệt nửa người do tai biến mạch máu não là loại đa tàn tật trong đó di chứng vận động chiếm phần lớn. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng, di chứng về vận động chiếm 92,62% [11].
    Theo Feighensson mỗi năm Mỹ phải chi 7 tỷ đô la cho tai biến mạch máu não, sau khi ra viện chi phí điều trị tiếp tục tại cơ sở phục hồi chức năng là 19.285 đô la. Tổng chi phí một năm cho tai biến mạch máu não là 17 tỷ đô la[42].
    Tai biến mạch máu não thường để lại di chứng nặng nề, có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động dẫn đến tàn tật, nhất là chức năng vận động và đi của chi dưới làm cho một số lượng lớn bệnh nhân phải phụ thuộc vào người khác. Chức năng vận động của chi dưới và chức năng đi của bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng, nhờ nó mà con người có khả năng lao động và tự chăm sóc. Khi chức năng này bị ảnh hưởng, người bệnh không những bị giảm khả năng lao động mà có thể mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì vậy nghiên cứu các phương pháp nhằm cải thiện khả năng vận động nói chung, cũng như
    khả năng vận động của chi dưới nói riêng, là mối quan tâm lớn của bệnh nhân, gia đình và các thầy thuốc chuyên ngành phục hồi chức năng. Mặt khác nó còn tạo cho người bệnh sau khi bị tai biến mạch máu não có nhiều cơ hội sống một cuộc sống hạnh phúc, một số trong họ được phục hồi chức năng tốt có thể tái đóng góp sức lao động cho gia đình và xã hội. Do đó trước một bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, tiên lượng được sự phục hồi vận động chi dưới để có kế hoạch luyện tập hợp lý là điều mà chúng tôi quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này còn chưa được đề cập nhiều.
    Để tìm hiểu rõ mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan với khả năng phục hồi chức năng đi của chi dưới ở bệnh nhân tai biến nhồi máu não chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng đi lại và mối liên quan với cơ lực chi dưới ở bệnh nhân tai biến nhồi máu não vùng bán cầu” nhằm mục tiêu:
    1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng đi lại.
    2. Xác định mối liên hệ giữa cơ lực chi dưới bên liệt và chức năng đi ở bệnh nhân tai biến nhồi máu não vùng bán cầu.
     

    Các file đính kèm:

  2. sungdang321

    sungdang321 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    nhà thông minh là tương lai của ngôi nhà việt hãy đến với nhà thông minh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển DVN Nhà thông minh
     
Đang tải...