Đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 1 công nghệ giáo dục năm học 2009-2010 của học sinh lớp 1, khố

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phùng Thị Thu Trang
    Đơn vị công tác: Trung tâm Công nghệ giáo dục
    Thành viên: Nguyễn Tài Đức; Trần Thanh Tâm.
    Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2009 đến 6/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Thực trạng việc triển khai đánh giá kết quả học tập Môn Toán 1 Công nghệ giáo dục đã và đang được tiến hành tại trường PTCS Thực nghiệm. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho việc đánh giá môn Toán Công nghệ giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

    Nội dung nghiên cứu

    - Tổng quan tài liệu về đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học và đánh giá kết quả học tập của HS trong Công nghệ giáo dục;

    - Nghiên cứu việc triển khai đánh giá kết quả học tập môn Toán 1 Công nghệ giáo dục tại trường PTCS Thực nghiệm;

    - Đề xuất cho việc đánh giá kết quả học tập Môn Toán Công nghệ giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

    Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu văn bản, tài liệu có liên quan đến đánh giá; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lý luận

    Xác định các hình thức của đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học: 1/ Đánh giá biểu hiện dưới hình thức thái độ cảm xúc của GV đối với một việc làm của HS, thể hiện qua lời nói, nét mặt hay điệu bộ tỏ ý tán thành, đồng tình, khen ngợi hay chê trách 2/ Đánh giá biểu hiện dưới hình thức nhận xét của GV đối với một việc làm (hành động hay bài kiểm tra) của HS. 3/ Đánh giá biểu hiện dưới hình thức cho điểm là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức và kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập.

    Khái quát về cách đánh giá kết quả học tập trong Công nghệ giáo dục: Chương trình CNGD lấy việc hình thành khái niệm khoa học ở từng môn học làm sản phẩm đích thực của mình. Trong quy trình hình thành khái niệm, hành động kiểm tra và đánh giá được tiến hành đồng thời với các hành động học tập khác (hành động phân tích, hành động mô hình hóa, hành động “chuyển vào trong”), nói cách khác luôn có hai hành động đi liền nhau, một thực hiện và một kiểm tra. Hành động kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên trên từng giờ học, nhằm đánh giá không chỉ kết quả mà cả quá trình lĩnh hội tri thức của từng HS. Từ nội dung chương trình đến sách giáo khoa cho HS hay sách thiết kế cho GV đều phải thể hiện thống nhất được tinh thần kiểm sóat quá trình giáo dục.

    2/ Về thực tiễn

    Tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả học tập tại trường PTCS Thực nghiệm và đưa ra nhận định về những việc đã làm được: + Các tiết học đều được tổ chức thành những việc làm, mỗi việc làm tạo ra một sản phẩm thông qua việc thực hiện thứ tự từng động tác của HS; + Cùng với cách kiểm tra thường xuyên, chương trình CNGD cũng thực hiện việc kiểm tra thường kỳ. Hình thức kiểm tra thường là kiểm tra viết theo cách truyền thống, còn hình thức trắc nghiệm cũng được sử dụng nhưng không thường xuyên. + Trước đây các bài kiểm tra viết thường được đánh giá theo 4 loại A, B, C, D. Từ năm 2004 đã có sự điều chỉnh, các bài kiểm tra viết được đánh giá bằng điểm số. + Kiểm tra cuối học kì hay cuối năm học thường được tiến hành duới hình thức viết hay vấn đáp. Nội dung bài kiểm tra mang tính tổng hợp của cả một học kì hay một năm học. Thời gian thực hiện bài kiểm tra viết trước kia là 60 phút hiện nay là 80 phút, còn kiểm tra vấn đáp đòi hỏi thời gian nhiều hơn.+ Đánh giá kết quả cuối học kỳ hay cuối năm học dựa vào các kết quả bài kiểm tra đánh giá định kỳ, cuối học kỳ và đánh giá định tính của GV trong kiểm tra thường xuyên.

    Tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả học tập tại trường PTCS Thực nghiệm và đưa ra nhận xét về những thiếu sót cần hoàn thiện: + Chưa thực sự coi trọng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên; + Kiểm tra định kỳ chủ yếu là kiểm tra viết do đó khi đánh giá thường chỉ biết được mức độ lĩnh hội tri thức, chứ không biết được những nguyên nhân đích thực gây ra những sai sót trong quá trình làm bài của HS; + Hình thức kiểm tra vấn đáp vẫn còn có một số nhược điểm; + Chưa có sự kết hợp đa dạng giữa các hình thức đánh giá, đặc biệt ít khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm vào trong kiểm tra, đánh giá

    Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Toán CNGD dựa trên quy trình Công nghệ đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS bậc tiểu học và nhóm GV Toán 1 đưa ra nhận định về những điểm tốt và chưa tốt của các nội dung: + Chương trình và SGK; + Sách thiết kế cho GV; + Qui trình tổ chức lên lớp của GV; + Cách thức tổ chức và kỹ thuật đánh giá; + Một số đặc điểm tâm lý của HS trong quá trình lĩnh hội khái niệm. Trên cơ sở đó nhóm GV Toán 1 đã đề xuất một số giải pháp cụ thể chẳng hạn chỉnh sửa lại sách Tự học Toán 1 cho phù hợp với SGK Toán 1, từ đó chỉnh sửa thiết kế dành cho GV.

    Khảo sát dựa trên bộ đề đo nghiệm do nhóm nghiên cứu đề tài xây dựng: a/ Căn cứ xây dựng bộ đề đo nghiệm gồm: + Chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán ! CNGD, + Lý thuyết Bloom, + Đặc điểm và tình hình cụ thể của các lớp 1 học theo chương trình CNGD; b/ Quy mô và đối tượng khảo sát: + Các lớp 1 học theo chương trình CNGD của trường PTCS Thực nghiệm; + GV dạy Toán 1 và HS lớp 1 CNGD.; c/ Quy trình khảo sát: + Xây dựng bộ công cụ khảo sát, + Khảo sát thử nghiệm tại lớp 1 CNGD trường PTCS Thực nghiệm; +Rút kinh nghiệm; + Chỉnh sửa bộ công cụ; + Họp nhóm góp ý chỉnh sủa báo cáo; + Tổng hợp, viết báo cáco kết quả khảo sát.

    Qua khảo sát thực trạng việc triển khai đánh giá kết quả HT môn Toán CNGD của HS lớp 1, Trường PTCS Thực nghiệm nêu lên những nhận xét: a/ Về GV: Các GV đều nhận thức được mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc đánh giá kết quả HT của HS. GV giảng dạy sát đối tượng HS, giúp đỡ các em thường xuyên, liên tục hơn. Có nhiều cố gắng trong việc đánh giá kết quả học tập của các em. Tuy nhiên trên thực tế các cô vẫn chưa thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu về đánh giá kết quả HT. Các cô vẫn đánh giá theo hướng cho điểm vì như vậy giúp các cô dễ dàng hơn trong việc phân loại kết quả học tập của HS. Việc đánh giá thường xuyên vẫn cần quan tâm hơn thì mới có những cứ liệu mang tính định lượng, xác thực và không mơ hồ trong việc đánh giá kết quả học tập của từng HS. b/ Về HS: Trong môi trường Thực nghiệm các em luôn tự tin ở bản thân, ở năng lực của mình, kể cả các em có năng lực trung bình so với lớp. Để có được điều này, không chỉ nhờ vào việc các cô có các hình thức ứng xử nhẹ nhàng gần gũi với các em mà còn nhờ vào việc các cô luôn hướng tới việc đánh giá kết quả học tập một cách đầy đủ và sát thực nhất. Từ đó các cô kịp thời quan tâm động viên, giúp đỡ những em yếu, kém để các em theo kịp với các bạn trong những giờ học sôi nổi trên lớp.

    Đề xuất góp ý cho việc đánh giá kết quả học tập môn Toán 1 CNGD trong giai đoạn hiện nay: a/ Một số định hướng điều chỉnh: + Xem xét việc chuyển đánh giá bằng hình thức cho điểm sang việc phân loại A, B, C, D với những bài kiểm tra viết như đề cập ở trên. + Tổ chức thường xuyên việc kiểm tra đánh giá kết qủa học tập môn Toán 1 CNGD bằng phương pháp trắc nghiệm và vấn đáp. b/ Một số điều chỉnh cụ thể: + Với kiểm tra viết, đánh giá theo bốn loại A,B, C, D như sau: loại A, tự thực hiện tốt bài kiểm tra; loại B, có sai sót nhỏ; loại C, có sai sót nhiều hơn những không cơ bản; loại D, sai sót lỗi cơ bản. + Với kiểm tra vấn đáp: Loại A, HS tự thực hiện đúng các nhiệm vụ (có thể có sai sót nhưng biết tự kiểm tra và sửa được lỗi; loại B, có sai sót ít những được GV gợi ý thì tự sửa lỗi được; loại C có sai sót nhiều hơn, có sự giúp đỡ của GV mới sửa được lỗi; loại D, có sự giúp đỡ của GV cũng thực hiện được nhiệm vụ. + Với kiểm tra trắc nghiệm, thực hiện theo đúng quy trình công nghệ; + Kết hợp 3 hình thức kiểm tra trên trong các kỳ kiểm tra định kỳ như chúng tôi đã thử nghiệm với bộ đề đo nghiệm của nhóm nghiên cứu.

    3/ Một số khuyến nghị

    Xem xét lại hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán 1 CNGD, nếu có thể nên quay về hình thức đánh giá bằng phân loại bốn bậc A, B.C, D.

    Cho phép tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình Công nghệ đánh giá kết quả HT môn Toán 1 CNGD nói riêng và môn Toán tiểu học CNGD nói chung (đặc biệt ở hình thức kiểm tra và đánh giá thường xuyên) và triển khai mở rộng nghiên cứu ứng dụng quy trình này sang các bộ môn khác ở tiểu học.

    Đề nghị cho thực hiện mở rộng phương pháp trắc nghiệm trong đánh giá kết quả HT môn Toán 1 nhằm góp phần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá hiện nay ở Trường Thực nghiệm.

    TỪ KHÓA: 1/ Công nghệ giáo dục; 2/ Lớp 1; 3/ Môn Toán; 4/ Kiểm tra; 5/ Đánh giá; 6/ Đánh giá kết quả học tập; 7/ Trường Thực nghiệm; 8/ Trường PTCS thực nghiệm; 9/ Giáo dục tiểu học.
     

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...