Luận Văn Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông t

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay chiếm khoảng 75% lực lượng lao động trong cả nước, đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng Đảng và nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương, chính sách về hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn. Thực tế cho thấy có rất nhiều lao động đã học nghề nhưng không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không phù hợp, thu nhập thấp do đó họ đã bỏ việc, lại trở thành thất nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, trong đó có một nguyên nhân cơ bản, then chốt là công tác hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
    Xuất phát từ những vấn đề trên và dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Văn Đức, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”.
    Để đánh giá một cách chính xác kết quả hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề chúng tôi đưa ra các mục tiêu nghiên cứu:
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động.
    - Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang. Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, làm cơ sở cho định hướng mục tiêu và giải pháp.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp hữu hiệu nhằm gắn kết các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm thành một hệ thống thống nhất, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm này, giúp cho phần lớn lao động ở khu vực nông thôn Bắc Giang thực sự có được việc làm ổn định lâu dài sau đào tạo.
    Những mục tiêu nghiên cứu này chính là tâm điểm của khóa luận và đã được chúng tôi giải quyết trong từng phần của khóa luận.
    Phần I: Đưa ra tính cấp thiết của đề tài
    Phần II: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn
    Đối với hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động bao gồm các vấn đề: Vai trò của công tác HNDN đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh kế, xu hướng HNDN và tạo việc làm, sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao đông (nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố liên quan tới chính sách vĩ mô, nhóm nhân tố về dân số, nhóm nhân tố về môi trường, nhóm nhân tố về giáo dụ định hướng nghề nghiệp và khoa học công nghệ), nội dung cơ bản đánh giá quá trình HNDN và tạo việc làm. Phần cơ sở thực tiễn chúng tôi đưa ra một vài nét về tình hình HNDN trên thế giới và trong nước, các trung tâm HNDN trong nước (về tình hình hình phát triển, về số lượng, về quy mô hoạt động, về phương thức hoạt động và một số đặc điểm của giáo viên trung tâm), kết quả hoạt động của các trung tâm như : Vấn đề về hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp, một vài bài học kinh nghiệm về HNDN và tạo việc làm của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.
    Phần III: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    Về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi đã đưa ra một các khái quát nhất các đặc điểm về diều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn của tình và đặc điểm kinh tế xã hội như đất đai và tình hình sử dụng đất đai của tỉnh, tình hình dân số của tỉnh, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật và kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh.
    Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi chọn các phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp chọn điểm nghiên cứu Do địa bàn nghiên cứu tương đối rộng là các Trung tâm HN - DN trong toàn tỉnh (10 trung tâm), do điều kiện thời gian có hạn, do yêu cầu trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp nên khi tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn mẫu nghiên cứu tại 3 Trung tâm KTTH - HN - DN của 3 huyện có tính chất đại diện tiêu biểu cho công tác HN - DN trong toàn tỉnh. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp chuyên gia chúng tôi đã thu thập ý kiến của các thầy cô giáo trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nôi, các cán bộ giáo viên dạy nghề, ý kiến của các nhà lãnh đạo địa phương về công tác HN – DN. Phương pháp xử lý thông tin và phương pháp phân tích.
    Phần III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Trong phần này chúng tôi đưa ra các vấn đề cụ thể cụ thể để giải quyết 2 mục tiêu nghiên cứu còn lại. Chúng tôi đã có một cái nhìn cụ thể về kết quả hoạt động của các trung tâm từ đó đưa ra một số đánh giá về kết quả hoạt dộng của các trung tâm HNDN cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang
    Hướng nghiệp cho HS PT thực chất là HN cho lao động tiềm năng gần của khu vực nông thôn. Các Trung tâm đóng vai trò hướng dẫn và chỉ đạo, Trung tâm đã tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cho 100% số trường cộng tác, ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kiểm tra giám sát nghiêm túc. Trung tâm đã tạo ra được độ tin cậy cao đối với các đơn vị liên kết. Hiện nay các trung tâm cũng đang mở rộng các loại hình liên kết đào tạo để đáp ứng nhu cầu của học viên.
    Nhưng mặt khác thì cơ sở vật chất của các TT còn quá nghèo nàn biểu hiện ở cả 2 phương diện là cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giảng dạy. Đội ngũ giáo viên còn thiếu nghiêm trọng, toàn tỉnh mới chỉ có 108 biên chế phần lớn giáo viên còn trong thời kỳ học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Người dân vẫn mang đậm phong tục tập quán của vùng quê và qua khảo sát 3 trung tâm chúng tôi thấy các em đi học là do sức ép của gia đình chứ không phải do nhu cầu cần học thật sự của học sinh. Đây cũng là một vấn đề lớn đáng phải lưu tâm.
    Từ những đánh giá trên chúng tôi đã đưa ra định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các trung tâm HNDN là: Về công tác Hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh THPT, BT THPT - Chức năng gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho lao động tiềm năng gần. Về vấn đề tham gia thực hiện vào chương trình phổ cập tin học cho thanh niên nông thôn. Về vấn đề chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển ngành nghề ở nông thôn và áp dụng tiến bộ khoa học vào lĩnh vực nông nghiệp. Về các giải pháp cho hoạt động dạy nghề ngắn hạn.Giải pháp về việc thành lập các xưởng lao động sản xuất kết hợp với làm dịch vụ
    Phần V: Kết luận và kiến nghị
    Đề tài đã phân tích một cách sâu sắc về thực trạng và đánh giá sâu sắc về các kết quả đã làm được của các trung tâm HNDN. Trung tâm HDND là địa chỉ duy nhật trên địa bàn mỗi huyện thực hiện cả 3 nhiệm vụ liên thông nối tiếp nhau một cách bài bản, có quá trình, có chỉ đạo và thẩm định từ tư vấn hướng nghiệp đến dạy nghề và tạo việc làm.
    Các trung tâm luôn luôn xác định khách hành của trung tâm đồng thời là sản phẩm của trung tâm, là uy tín, là sự tồn tại của trung tâm vì vậy đại đa số học sinh học nghề ở đây đều tìm được việc làm ổn định trong các khu công nghiệp, khu chế suất. Trung tâm cũng tạo được độ tin cậy cao đối với các đơn vị liên kết. Nhưng mặt khác cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo viên cũng các trung tâm vẫn còn rất nhiều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trung tâm.
    Đề tài chỉ rõ những định hướng chủ yếu mà các trung tâm HNDN cần đạt được trong năm tới. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài đối với các hoạt động của các trung tâm.
    Chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: Đối với nhà nước, đối với UBND tỉnh Bắc Giang, Sở LĐ – TBXH, Sở GD & ĐT, các trung tâm HNDN cấp huyện, thị.

    MỤC LỤC
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 12
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 13
    1.2.1 Mục tiêu chung. 14
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 14
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu. 14
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 15
    1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. 15
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. 15
    II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 16
    2.1 Cơ sở lý luận. 16
    2.1.1 Vai trò của HN - DN đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế 16
    2.1.2 Xu hướng HN – DN và tạo việc làm 17
    2.1.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn. 20
    2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động. 21
    2.1.5 Nội dung cơ bản đánh giá kết quả quá trình HN – DN và tạo việc làm 25
    2.1.6 Các khái niệm cơ bản. 28
    2.1.6.1 Hướng nghiệp – Dạy nghề. 28
    2.1.6.2 Lao động: 30
    2.6.1.3 Việc làm 31
    2.1.6.4 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động 32
    2.2 Cơ sở thực tiễn. 34
    2.2.1 Vài nét về tình hình HN – DN trên thế giới 34
    2.2.2 Vài nét về tình hình HN – DN trong nước. 35
    2.2.3 Vài nét về các trung tâm HN – DN trong nước. 38
    2.2.4 Kết quả hoạt động ở các trung tâm HN - DN 43
    2.2.4.1 Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp. 43
    2.2.4.2 Dạy nghề phổ thông. 44
    2.2.5 Một số bài học kinh nghiệm về Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm 47
    III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 50
    3.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 50
    3.1.1.1 Vị trí địa lý. 50
    3.1.1.2 Đặc điểm địa hình. 51
    3.1.1.3 Khí hậu. 52
    3.1.1.4 Thuỷ văn. 52
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 52
    3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 52
    3.1.2.2 Tình hình dân số của tỉnh. 2
    3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 3
    3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh. 4
    3.1.4.5 Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 và năm 2020: 7
    3.1.4.6 Đánh giá chung: 8
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 9
    3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu. 9
    3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu. 9
    3.2.3. Phương pháp chuyên gia. 10
    3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin. 10
    3.2.5. Phương pháp phân tích. 10
    IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 11
    4.1. Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. 12
    4.1.1 Vị trí, vi trò của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm 12
    4.1.2 Thực trạng của các trung tâm KTTH – HN - DN tỉnh Bắc Giang. 15
    4.2.1. Kết quả hoạt động của các trung tâm HN - DN và tạo việc làm của tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây. 21
    4.2.1. Kết quả chung của 10 trung tâm trong toàn tỉnh. 21
    4.2.2 Kết quả điều tra cụ thể của 3 trung tâm tiêu biểu trong năm 2008 - 2009 24
    4.3 Các nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Bắc Giang. 32
    4.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên. 32
    4.3.2. Nhóm nhân tố cơ sở vật chất và kỹ thuật 32
    4.3.3. Nhóm nhân tố con người 34
    4.3.4. Nhân tố tổ chức xã hội và các cơ quan trực tiếp phối hợp. 34
    4.3.5. Nhóm nhân tố cơ chế chính sách. 35
    4.4 Đánh giá chung về kết qủa hoạt động công tác HN – DN và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua. 36
    4.4.1 Ưu điểm 36
    4.4.2 Nhược điểm 38
    4.5 Định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các trung tâmhướng nghiệp - dạy nghề và tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang 41
    4.5.1 Các quan điểm chỉ đạo và những mục tiêu cụ thể về vấn đề HN – DN và giai đoạn 2010 và định hướng đến năm 2020. 41
    4.5.2 Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của các trung tâm KTTH – HN – DN cấp huyện trong giai đoạn 2009 và tầm nhìn đến năm 2020. 43
    4.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động tình Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 45
    4.6.1 Những giải pháp trước mắt và lâu dài 45
    4.6.2 Những giải pháp chủ đạo. 56
    V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
    5.1 Kết luận. 58
    5.2 Kiến nghị 59
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay chiếm khoảng 75% lực lượng lao động trong cả nước, đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Trong những năm vừa qua với sức ép của sự gia tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế, lao động việc làm ở nông thôn đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực trạng hiện nay cung lao động lớn hơn cầu lao động, chất lượng lao động thấp (đặc biệt là trình độ tay nghề) thu nhập thấp.
    Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng Đảng và nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương, chính sách về hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn. Công tác dạy nghề ở nước ta đến nay đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tuy vậy, vấn đề tạo việc làm phù hợp có thu nhập ổn định lâu dài cho các đối tượng lao động nông thôn đã được học nghề vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy có rất nhiều lao động đã học nghề nhưng không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không phù hợp, thu nhập thấp do đó họ đã bỏ việc, lại trở thành thất nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, trong đó có một nguyên nhân cơ bản, then chốt là công tác hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Các chính sách chỉ mới chỉ chú trọng đến quy mô đào tạo nghề mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp dạy nghề chưa được quan tâm thích đáng. Trong thời đại Công nghệ thông tin và truyền thông cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức công tác hướng nghiệp dạy nghề càng mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết.
    Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỉnh đã có nhiều cố gắng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đã hình thành rất nhiều mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn.
    Quyết định số: 08/2007/QĐ-UBND Bắc Giang, ngày 6 tháng 02 năm 2007
    Về việc Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020 ghi rõ.
    Mục tiêu:
    - Từ nay đến năm 2010: Điều chỉnh mục tiêu đào tạo đến năm 2010 từ 16.200 người lên 35.000 người trong đó: Cao đẳng nghề 2.000 người, trung cấp nghề 12.000 người, sơ cấp nghề 21.000 người.
    - Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020: Quy mô tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 42.000 người, trong đó: Cao đẳng nghề 4.000 người, trung cấp nghề 14.000 người, sơ cấp nghề 24.000 người.
    Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm ổn định lâu dài cho người lao động là vô cùng quan trọng.
    Xuất phát từ những vấn đề trên và dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Văn Đức, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
    1.2.2 Mục tiêu cụ th
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động.
    - Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang. Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, làm cơ sở cho định hướng mục tiêu và giải pháp.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp hữu hiệu nhằm gắn kết các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm thành một hệ thống thống nhất, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm này, giúp cho phần lớn lao động ở khu vực nông thôn Bắc Giang thực sự có được việc làm ổn định lâu dài sau đào tạo.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    Hiện nay vấn đề hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn là vô cùng bức thiết, để đánh giá một cách chính xác kết quả hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tôi đưa ra một số các câu hỏi như sau:
    - Có bao nhiêu trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở Bắc Giang? Và có bao nhiêu trung tâm hoạt dộng có hiệu quả ?
    - Thực trạng hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm ở các trung tâm tỉnh Bắc Giang ?
    - Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang ?
    - Cần có giải pháp nào để nâng cao kết quả hoạt dộng HN - DN cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang ?
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn Bắc Giang.
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở một số trung tâm tiêu biểu trên phạm vi tỉnh Bắc Giang



    Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 30/12 đến tháng 5/2010. Số liệu được thu thập nghiên cứu là những số liệu đã được công bố của 3 năm gần đây và các số liệu mới sẽ được thu thập vào cuối năm 2008, đầu năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...