Thạc Sĩ Đánh giá kết quả điều trị trật khớp vai tái diễn ra trước bằng phẫu thuật Latarjet- Bristow

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ CÁC BỆNH VIỆN
    Chuyên ngành: NGOẠI KHOA.
    NĂM 2011


    Nguồn: http://www.**************/threads/278569-danh-gia-ket-qua-dieu-tri-trat-khop-vai-tai-dien-ra-truoc-bang-phau-thuat-latarjet-bristow.html#ixzz2nuSF9200
    Thư Viện Điện Tử www.**************

    Đặt vấn đề 1

    Chương I: Tổng quan 3
    1.1. Giải phẫu chức năng khớp vai 3
    1.1.1. Cấu trúc xương 3
    1.1.2. Các yếu tố giữ vững khớp vai 3
    1.2. Phân loại mất vững khớp vai 9
    1.3. Tổn thương giải phẫu trong TKVTD 11
    1.4. Chẩn đoán TKVTD . 14
    1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 14
    1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh 18
    1.5. Sơ lược điều trị TKVTD . 20
    1.5.1. Điều trị bảo tồn TKVTD 20
    1.5.2. Phẫu thuật mổ mở trong điều trị TKVTD . 21
    1.5.3. Phẫu thuật nội soi trong điều trị TKVTD 26
    1.6. Đánh giá kết quả điều trị . 26
    1.6.1. Thang điểm Rowe . 26
    1.6.2. Thang điểm Walch- Duplay . 27
    1.6.3. Thang điểm ASES . 29
    1.7. Tình hình nghiên cứu TKVTD ở Việt Nam 29

    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 31
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.2. Thiết kế nghiên cứu . 31
    2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 32
    2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . 33
    2.2.5. Điều trị TKVTD bằng PT Latarjet- Bristow 35
    2.2.6. Tập phục hồi chức năng sau mổ . 37
    2.2.7. Đánh giá sau mổ 38
    2.2.8. Xử lý số liệu 41

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu . 42

    3.1. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu của BN TKVTD ra trước 42
    3.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi 42
    3.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới 42
    3.1.3. Nguyên nhân chấn thương 43
    3.1.4. Cách thức điều trị BN TKVTD trong lần trật khớp vai đầu tiên 43
    3.1.5. Thời gian từ khi chấn thương cho đến khi được PT 44
    3.1.6. Số lần TKVTD 44
    3.1.7. Phân bố theo vị trí khớp vai bị trật . 44
    3.1.8. Phân bố khớp vai bị trật theo tay thuận 45
    3.1.9. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật 45
    3.2. Đánh giá kết quả PT TKVTD bằng PT Latarjet- Bristow . 46
    3.2.1. Đánh giá chức năng khớp vai sau mổ 46
    3.2.1.1. Đánh giá theo thang điểm Walch - Duplay . 46
    3.2.1.2. Đánh giá sự mất vững khớp vai 47
    3.2.1.3. Đánh giá mức độ đau khớp vai 48
    3.2.1.4. Đánh giá biên độ hoạt động của khớp vai 49
    3.2.1.5. Đánh giá mức độ trở lại thể thao . 50
    3.2.2. Đánh giá trên phim chụp X quang . 51
    3.2.2.1. Đánh giá tình trạng liền xương mỏm quạ- ổ chảo 51
    3.2.2.2. Đánh giá tình trạng thoái hóa khớp vai . 51
    3.2.3. Các biến chứng sau phẫu thuật Latarjet- Bristow . 52
    3.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng khớp vai sau PT . 52

    Chương 4: Bàn luận . 54

    4.1. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu của BN TKVTD ra trước 54
    4.2. Kết quả điều trị TKVTD bằng PT Latarjet- Bristow 59
    Kết luận 70
    Bệnh án mẫu.
    Tài liệu tham khảo.
    Danh sách bệnh nhân. Bệnh án nghiên cứu.

    DANH MỤC HÌNH ẢNH

    Hình 1.1: Cấu trúc xương của khớp vai . 3
    Hình 1.2: Các góc nghiêng của xương bả vai 4
    Hình 1.3: Góc cổ- thân xương cánh tay 4
    Hình 1.4: Tương quan chỏm cầu - ổ chảo khớp vai . 5
    Hình 1.5: Chức năng của sụn viền 5
    Hình 1.6: Các dây chằng của khớp vai . 6
    Hình 1.7: Nhóm cơ chóp xoay 8
    Hình 1.8: Đầu dài gân nhị đầu cánh tay . 8
    Hình 1.9: Mô tả tổn thương xương bờ trước ổ chảo theo Burkat . 12
    Hình 1.10: Tổn thương Hill- Sachs trên phim X quang khớp vai thẳng 18
    Hình 1.11: Tổn thương Bankart trên phim MRI và MRA khớp vai . 19
    Hình 1.12: Phim chụp CT Scanner phát hiện tổn thương xương khớp vai 20
    Hình 2.1: Phân loại thoái hóa khớp vai 34
    Hình 2.2: Bộc lộ mỏm quạ và nguyên ủy các cơ bám vào mỏm quạ . 35
    Hình 2.3: Mỏm quạ xương vai sau khi cắt rời . 36
    Hình 2.4: Bộc lộ phần trước dưới của cổ xương vai . 36
    Hình 2.5: Cố định mỏm quạ vào bờ trước dưới ổ chảo xương vai . 37
    Hình 2.6: Vết mổ sau PT Latarjet- Bristow . 37
    Hình 2.7: Tư thế bất động tay sau PT Latarjet- Bristow . 38
    Hình 2.8: Tư thế chụp X quang khớp vai . 41

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1: Đặc điểm phân bố theo lứa tuổi . 42
    Bảng 3.2: Nguyên nhân chấn thương . 43
    Bảng 3.3: Điều trị BN TKVTD trong lần trật đầu tiên 43
    Bảng 3.4: Thời gian từ khi chấn thương vai đến khí PT . 44
    Bảng 3.5: Số lần TKVTDi 44
    Bảng 3.6: Thời gian theo dõi BN sau mổ . 46
    Bảng 3.7: Đánh giá BN theo thang điểm Walch - Duplay . 46
    Bảng 3.8: Tình trạng mất vững của khớp vai . 47
    Bảng 3.9: Tình trạng liền xương mỏm quạ- ổ chảo trên X quang 51
    Bảng 3.10: Liên quan vị trí khớp vai và chức năng khớp vai . 52
    Bảng 3.11: Liên quan giữa tay thuận với chức năng khớp vai 53
    Bảng 3.12: Liên quan giữa số lần trật với chức năng khớp vai . 53
    Bảng 4.1: Đặc điểm về tuổi BN TKVTD theo một số tác giả 54
    Bảng 4.2: Đặc điểm về giới BN TKVTD theo một số tác giả 55
    Bảng 4.3: Đánh giá chức năng khớp vai sau PT Latarjet- Bristow 60
    Bảng 4.4: Tỷ lệ tái trật sau PT Latarjet- Bristow theo một số tác giả . 68

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1: Đặc điểm phân bố theo giới . 42
    Biểu đồ 3.2: Phân bố vị trí khớp vai bị trật 44
    Biểu đồ 3.3: Phân bố khớp vai bị trật theo tay thuận . 45
    Biểu đồ 3.4: Các tổn thương giải phẫu khớp vai trong mổ . 45
    Biểu đồ 3.5: Đánh giá mức độ đau khớp vai 48
    Biểu đồ 3.6: Biên độ vận động trung bình khớp vai của BN sau PT . 49
    Biểu đồ 3.7: Mức độ hoạt động thể thao trước khi PT 50
    Biểu đồ 3.8: Đánh giá mức độ trở lại thể thao sau khi PT 50
    Biểu đồ 3.9: Tình trạng thoái hóa khớp vai trên phim X quang . 51

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Khớp vai hay còn gọi là khớp ổ chảo- cánh tay là khớp có biên độ rộng rãi, linh hoạt nhất cơ thể đồng thời cũng là khớp kém vững và có tần suất trật nhiều nhất cơ thể [16], [28].
    Mất vững khớp vai là sự trật quá mức của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo xương vai, gây đau khi thực hiện các động tác chủ động của khớp vai [30]. Mất vững khớp vai gây trật khớp vai tái diễn là bệnh lý chi trên khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Trật khớp vai tái diễn là tình trạng trật tái đi tái lại một phần hoặc toàn bộ chỏm xương cánh tay khỏi ổ chảo xương vai [16], [17], [27],[28].

    Trật khớp vai chiếm khoảng gần 50% tổng số các loại trật khớp của cơ thể người; khoảng trên 90% tổng số bệnh nhân dưới 20 tuổi bị trật khớp vai cấp tính do chấn thương sẽ bị trật khớp vai tái diễn, tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi [16],[42].
    Trật khớp vai tái diễn có thể xảy ra ở phía trước, phía dưới, phía sau hay nhiều hướng, trong đó chủ yếu trật khớp vai tái diễn ra trước, chiếm khoảng 97%, trật ra sau chiếm khoảng 3%, các loại trật khác rất hiếm gặp [16].

    Trật khớp vai tái diễn nếu không được điều trị đúng mực sẽ dẫn đến đau và mất chức năng của khớp vai, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng lao động, hoạt động thể thao và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
    Điều trị phẫu thuật trật khớp vai tái diễn đã được biết đến từ thời Hypocrates. Cho đến nay, đã có hơn 150 phương pháp mổ mở điều trị trật khớp vai tái diễn được giới thiệu và đưa vào áp dụng trong lâm sàng, trong đó có những phẫu thuật được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị trật khớp vai tái diễn với tỷ lệ trật tái hồi thấp [17], [39]. Tuy nhiên do tổn thương giải phẫu bệnh lý của trật khớp vai tái diễn rất phức tạp nên không một phương pháp phẫu thuật nào được coi là toàn diện cho điều trị mọi bệnh nhân trật khớp vai tái diễn [16], [28].

    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phẫu thuật nội soi, phẫu thuật nội soi khớp vai nói chung và phẫu thuật nội soi trong điều trị trật khớp vai tái diễn nói riêng đang ngày được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam và bước đầu đã giành được những kết quả đáng khích lệ [1], [24], [44].
    Phẫu thuật Latarjet- Bristow là một phẫu thuật kinh điển được coi là một phương pháp điều trị trật khớp vai tái diễn ra trước có hiệu quả với tỷ lệ tái trật thấp [35], [40], [43], [45]. Phẫu thuật này hiện đã được áp dụng ở hầu hết tại các cơ sở phẫu thuật điều trị trật khớp vai tái diễn ở Việt Nam.
    Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị trật khớp vai tái diễn ra trước bằng phẫu thuật Latarjet- Bristow, trong đó có nhiều nghiên cứu đánh giá với thời gian theo lâu dõi dài đều cho kết quả tốt.
    Tại Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về trật khớp vai tái diễn như Nguyễn Duy Thái, Nguyễn Tiến Bình, Bùi Văn Đức, Nguyễn Trọng Anh tuy nhiên số lượng còn chưa nhiều. Tại Bệnh viện Việt Đức, trung tâm điều trị chấn thương chỉnh hình lớn ở miền bắc Việt Nam, nơi đã áp dụng khá phổ biến phẫu thuật Latarjet- Bristow trong điều trị bệnh lý trật khớp vai tái diễn ra trước nhưng cũng chưa có nghiên cứu nào tổng kết, đánh giá kết quả điều trị của phương pháp phẫu thuật này.
    Bởi thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị trật khớp vai tái diễn ra trước bằng phẫu thuật Latarjet- Bristow” nhằm hai mục tiêu:
    1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu ở bệnh nhân trật khớp vai tái diễn ra trước.
    2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân trật khớp vai tái diễn ra trước bằng phẫu thuật Latarjet- Bristow.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...