Thạc Sĩ Đánh giá kết quả điều trị Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân Tai biên mạch máu não tại Bệnh v

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một trong những bệnh nặng, thường gặp ở người cao tuổi. Từ nhiều thập kỷ trước đến nay, TBMMN đã và đang là vấn đề thời sự cấp thiết của y học nói chung, của ngành phục hồi chức năng (PHCN) nói riêng đối với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. TBMMN là bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề [2].
    Theo báo cáo ủca Tổ chức Y tế thế giới 1996 (TCYTTG), tỷ lệ TBMMN mới phát hiện (incidence) trong một năm từ 100 – 250/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc là từ 500 – 700/100.000 dân [12], [13]. Tỷ lệ tử v ong do TBMMN đứng thứ ba trên thế giới sau các bệnh ung thư và tim mạch [16].
    Tỷ lệ mắc bệnh TBMMN ở các nước phát triển rất cao. Hàng năm Hoa Kỳ có thêm 500.000 người bị tai biến mới, phần lớn xảy ra sau 55 tuổi, tỷ lệ tử vong cao kho ảng 30% - 40% trong tháng đ ầu tiên sau tai biến, 2/3 số người được cứu sống bị tàn tật, hàng năm ước tính phải chi phí trên 7 tỷ đô la cho điều trị và PHCN bệnh nhân TBMMN [12]. Ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh này tại Bắc Kinh hiện nay là 329/100.000 dân, còn ở Quảng Châu tỷ lệ này là 147/100.000 dân và t ỷ lệ tử vong là 69 – 80/100.000 dân [20].
    Tại Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng (1997) thì tỷ lệ mắc bệnh TBMMN là 115,92/100.000 dân trong đó t ỷ lệ tử vong là 20,55/100.000 dân [15] .
    Theo phân loại của TCYTTG thì người bệnh bị liệt nửa người do TBMMN thuộc loại đa tàn tật, mà chủ yếu là giảm hoặc mất chức năng vận động kèm theo các rối loạn tri giác, nhận thức, tâm lý. Theo Nguyễn Văn Đăng, di chứng về vận động của TBMMN là 92,62%; di chứng nặng là
    27,69%; di chứng vừa và nhẹ là 68, 42% [13]. Rối loạn chức năng vận động
    gây ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh
    hoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng.
    Ngày nay ngành y tế luôn phát triển không ngừng với những kiến thức khoa học tiến bộ, những kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân TBMMN. Điều đó đồng nghĩa với tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người sau TBMMN ngày càng tăng. Do đó PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN là một trong những nội dung quan trọng của ngành PHCN.
    Có rất nhiều phương pháp PHCN cho người bệnh bị TBMMN, nhưng hiện nay phương pháp Bobath được ứng dụng nhiều nhất. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Bobath ở Việt Nam, và tại Thái Nguyên cũng có đề tài nghiên cứu về nhu cầu độc lập trong sinh hoạt, mức độ phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ở cộng đồng. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá được kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN bằng phương pháp Bobath tại bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN tại Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm mục tiêu sau:
    1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của ngư ời bệnh sau
    Tai biến mạch máu não bằng phương pháp Bobath.
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân Tai biến mạch máu não.


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1
    Chương 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Đặc điểm dịch tễ học của tai biến mạch máu não 3
    1.2. Tình hình di chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não . 7
    1.3. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch
    máu não 8
    1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não trên Thế giới và Việt Nam . 14
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 20
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 20
    2.4. Xử lý số liệu . 29
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
    3.1. Một số đặc điểm chung 30
    3.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động sau can thiệp . 36
    3.3. Mối liên quan trong thời gian tập luyện . 40
    Chương 4: BÀN LUẬN . 47
    4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 47
    4.2. Kết quả phục hồi vận động sau tập luyện bằng phương pháp Bobath .51
    4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não . 54
    Chương 5: KẾT LUẬN . 62
    1. Tập luyện bằng phương pháp Bobath có hiệu quả trong việc phục hồi
    chức năng cho người bệnh liệt nửa người sau TBMMN 62
    2. Có một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng . 62

    Chương 6: KHUYẾN NGHỊ . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
    [FONT=Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif][FONT=verdana, tahoma, arial]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...