Luận Văn Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tụy cấp hoại tử không do nguyên nhân cơ học tại bệnh viện

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm tuỵ cấp (VTC) là một phản ứng viêm của tuyến tụy ngoại tiết, do các men tụy hoạt hoá ngay trong tuyến tụy gây ra hiện tượng tiêu huỷ tổ chức tụy và các cơ quan lân cận. VTC được chia ra hai thể: VTC thể phù (thể nhẹ) và VTC hoại tử (thể nặng) [9],[17],[49],[57]. Trong đó khoảng 80% các trường hợp VTC là ở thể nhẹ đáp ứng với điều trị nội khoa, số còn lại là VTC hoại tử có thể dẫn tới sốc, suy giảm chức năng nhiều cơ quan đặc biệt là suy hô hấp, suy thận - ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng sinh tồn của cơ thể, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao [4],[6],[25],[42]. Đây cũng là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng ngoại khoa. Theo thống kê của Trapnell tại Anh từ 1950 đến 1963 tần xuất gặp VTC là 5.4/100.000 dân, còn ở châu Âu VTC chiếm tỷ lệ 1-2% các trường hợp nhập viện [34],[52].
    Nguyên nhân gây VTC bao gồm nguyên nhân cơ học (sỏi đường mật, giun chui lên đường mật), nguyên nhân do rượu và các nguyên nhân khác như sau mổ, do chấn thương, triglycerid máu cao [30],[34],[49], ngoài ra còn một tỷ lệ đáng kể VTC không rõ nguyên nhân.
    Bệnh lý VTC đã được Nicolas Kulpe mô tả lần đầu tiên năm 1685. Từ đó đến nay vấn đề điều trị VTC đã trải qua nhiều thời kỳ với các quan điểm trái ngược nhau. Trước năm 1980, điều trị VTC chủ yếu là phẫu thuật với tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Sau năm 1980, bằng các nghiên cứu sâu kết hợp áp dụng những tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, điều trị hồi sức và những hiểu biết cụ thể trong cơ chế bệnh sinh của VTC, đa số các tác giả đều đi đến thống nhất:
    - Đối với VTC do nguyên nhân cơ học (sỏi, giun đường mật) đòi hỏi phải được phẫu thuật hoặc nội soi giải quyết nguyên nhân.
    - Đối với VTC không do nguyên nhân cơ học, điều trị nội khoa là chủ yếu và chỉ phẫu thuật khi có biến chứng [17],[27],[40]. Tuy nhiên thời điểm mổ cũng như cách thức mổ vẫn còn là vấn đề cần thảo luận.
    Tại Việt Nam, năm 1945 Tôn Thất Tùng đã tiến hành nghiên cứu về bệnh lý VTC đặc biệt là VTC có nguyên nhân cơ học do sỏi mật và giun [18]. Sau đó đã có nhiều tác giả tiếp tục nghiên cứu về bệnh lý này.
    Hiện nay ở nước ta bệnh VTC xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là VTC không do nguyên nhân cơ học. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng chưa có sự thống nhất trong việc chỉ định mổ cũng như phương pháp mổ, đồng thời việc đánh giá kết quả điều trị sau mổ cũng chưa đầy đủ.
    Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tụy cấp hoại tử không do nguyên nhân cơ học tại bệnh viện Việt Đức” nhằm hai mục tiêu
    1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của VTC hoại tử không do nguyên nhân cơ học.
    2. Đánh giá kết quả của phương pháp điều trị phẫu thuật đối với VTC hoại tử không do nguyên nhân cơ học và xác định các yếu tố tiên lượng bệnh.

    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề
    Chương 1: Tổng quan1.1 Sơ lược giải phẫu tụy
    1.1.1 Một số đặc điểm về hình thái, vị trí và kích thước của tụy
    1.1.2 Các ống tiết của tụy
    1.2 Tổ chức học của tụy
    1.2.1 Tụy ngoại tiết
    1.2.2 Tụy nội tiết
    1.3 Sinh lý của tụy
    1.3.1 Chức năng nội tiết
    1.3.2 Chức năng ngoại tiết
    1.4 Nguyên nhân gây VTC
    1.4.1 Nguyên nhân cơ học
    1.4.2 Nguyên nhân do rượu
    1.4.3 Các nguyên nhân khác
    1.5 Sinh lý bệnh VTC
    1.5.1 Thuyết do đường dẫn
    1.5.2 Thuyết thay đổi tính thấm ống tụy
    1.5.3 Thuyết oxy hoá quá mức
    1.5.4 Thuyết tự tiêu
    1.6 Giải phẫu bệnh VTC
    1.6.1 VTC thể phù
    1.6.2 VTC thể hoại tử
    1.7 Triệu chứng và chẩn đoán VTC hoại tử
    1.7.1 Triệu chứng lâm sàng
    1.7.2 Triệu chứng cận lâm sàng
    [I]1.8 Các yếu tố tiên lượng bệnh
    1.8.1 Bảng yếu tố tiên lượng của Ranson
    1.8.2 Bảng yếu tố tiên lượng của Glasgow (Imrie)
    [I]1.9 Biến chứng của VTC hoại tử
    1.9.1 Biến chứng gần
    1.9.2 Biến chứng xa
    [I]1.10 [I]Điều trị VTC hoại tử
    1.10.1 Nguyên tắc điều trị
    1.10.2 Điều trị nội khoa
    1.10.3 Điều trị ngoại khoa
    [I]1.11 Sơ lược lịch sử điều trị VTC
    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu[I]2.1 Đối tượng nghiên cứu
    [I]2.2 Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
    2.2.2 Tiến hành nghiên cứu
    [I]2.3 [I]Các chỉ tiêu nghiên cứu
    2.3.1 Dịch tễ học
    2.3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
    2.3.3 Phương pháp phẫu thuật
    2.3.4 Điều trị sau phẫu thuật
    2.3.5 Đánh giá kết quả sớm sau mổ
    2.3.6 Nguyên nhân tử vong sau mổ
    2.3.7 Đánh giá kết quả xa sau mổ
    [I]2.4 Các yếu tố tiên lượng bệnh
    [I]2.5 Phương pháp xử lý số liệu
    [I]2.6 Đạo đức trong nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu3.1 Đặc điểm dịch tễ
    [I]3.2 Kết quả nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng
    3.2.1 Lâm sàng
    3.2.2 Cận lâm sàng
    [I]3.3 Thái độ xử trí ngoại khoa
    [I]3.4 Đánh giá kết quả sớm sau mổ
    [I]3.5 Đánh giá kết quả xa sau mổ
    [I]3.6 Các yếu tố tiên lượng
    Chương 4: Bàn luận
    [I]4.1 Bàn luận về đặc điểm dịch tễ
    [I]4.2 Bàn luận về triệu chứng lâm sàng
    [I]4.3 Bàn luận về kết quả cận lâm sàng
    [I]4.4 Bàn luận về vai trò của siêu âm
    [I]4.5 Bàn luận về vai trò của CTScanner
    [I]4.6 Bàn luận về chỉ định phẫu thuật
    [I]4.7 Bàn luận về thời điểm phẫu thuật
    [I]4.8 Bàn luận về phương pháp phẫu thuật
    [I]4.9 Bàn luận về vấn đề nuôi dưỡng sau mổ
    [I]4.10 Bàn luận về vấn đề sử dụng kháng sinh trong VTC
    [I]4.11 Bàn luận về kết quả điều trị sau mổ
    [I]4.12 Các yếu tố tiên lượng
    Kết luậnKiến nghị
    Tài liệu tham khảo[I]Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu
    [I]Phô lôc 2: Danh s¸ch BN nghiªn cøu[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     
Đang tải...