MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN . 3 1.1. Phôi thai học, giải phẫu học, mô học, chức năng và sinh lý 3 1.1.1. Phôi thai học . 3 1.1.2. Giải phẫu học . 3 1.1.3. Mô học 4 1.1.4. Chức năng và sinh lý 4 1.2. Dịch tễ học và sinh bệnh học 5 1.2.1. Dịch tễ học . 5 1.2.2. Sinh bệnh học . 6 1.3. Chẩn đoán xác định 7 1.3.1. Lâm sàng 7 1.3.2. Cận lâm sàng 8 1.3.3. Giải phẫu bệnh . 10 1.4. Chẩn đoán giai đoạn . 12 1.4.1. Phân loại Dukes 13 1.4.2. Phân loại Dukes cải tiến . 13 1.4.3. Phân loại TNM . 13 1.5. Điều trị 15 1.5.1. Phẫu thuật . 15 1.5.2. Hóa chất 17 1.6. Tình hình nghiên cứu hóa trị bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B. 23 1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 23 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu . 26 2.1.1. Đối tượng 26 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn . 26 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ . 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2.2. Các bước tiến hành . 27 2.3. Phân tích và xử lý số liệu 32 2.4. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng . 34 3.1.1. Tuổi và giới 34 3.1.2. Triệu chứng lâm sàng . 35 3.1.3. Nội soi đại tràng . 36 3.1.4. Xét nghiệm CEA 37 3.1.5. Giải phẫu bệnh . 38 3.2. Kết quả điều trị . 39 3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân hai nhóm . 39 3.2.2. Sống thêm . 40 3.2.3. Độc tính của phác đồ FUFA . 50 Chương 4: BÀN LUẬN . 52 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng . 52 4.1.1. Tuổi và giới 52 4.1.2. Triệu chứng lâm sàng . 53 4.1.3. Nội soi đại tràng . 54 4.1.4. Xét nghiệm CEA 55 4.1.5. Giải phẫu bệnh . 56 4.2. Kết quả điều trị . 57 4.2.1. Thời gian sống thêm . 57 4.2.2. Độc tính của phác đồ FUFA . 63 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng đã được nghiên cứu từ thời cổ đại với những khuyến cáo chữa trị nội khoa. Đến thế kỷ XX, ung thư đại tràng được nghiên cứu tích cực, sâu sắc hơn trên mọi phương diện, với những công trình nổi tiếng của Babcock, Dukes Ngày nay, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng (trong đó khoảng 50% là ung thư đại tràng) tăng lên không ngừng [43], [55]. Bệnh hay gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển [13], [24]. Trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ hai trong số các bệnh ung thư ở cả hai giới, sau ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ [37], [43]. Tại Mỹ, ước tính năm 2007 có khoảng 153760 trường hợp ung thư đại trực tràng mới được chẩn đoán và 52180 trường hợp tử vong [46]. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ tư ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới [10], [22]. Tỷ lệ mắc chuẩn ung thư đại trực tràng trên người Hà Nội giai đoạn 2001-2004 ở nam là 13,5/100000 dân và ở nữ là 9,8/100000 dân [10], [11]. Phẫu thuật là biện pháp điều trị chủ yếu ung thư đại tràng. Phẫu thuật có khả năng điều trị tận gốc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, hơn 50% ung thư đại tràng tái phát sau phẫu thuật do di căn vi thể [6]. Trong vòng 40 năm qua, thế giới đã có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò điều trị hóa chất bổ trợ trong ung thư đại tràng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hóa trị góp phần giảm tỷ lệ tái phát, tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Hóa chất bổ trợ được xem là điều trị tiêu chuẩn cho ung thư đại tràng giai đoạn Dukes C (có di căn hạch). Đối với giai đoạn Dukes B (chưa di căn hạch) còn nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của hóa trị. Hiện nay có nhiều nghiên cứu lớn đa trung tâm tiến hành thử nghiệm về điều trị hóa chất bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B nhằm xác định vai trò của hóa trị và tìm ra phác đồ thích hợp cho ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B. Năm 1987, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Canada đã đưa ra phác đồ FUFA (5FU + leucovorin). Phác đồ FUFA được coi là phác đồ chuẩn trong điều trị ung thư đại tràng [30]. Một nghiên cứu lớn đa trung tâm ở châu Âu (QUASAR collaborative Group) sử dụng phác đồ FUFA cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, kết quả nghiên cứu cho thấy hóa trị bổ trợ làm tăng thời gian sống thêm toàn bộ 3% - 4% so với nhóm phẫu thuật đơn thuần [42]. Tại bệnh viện K, từ năm 1997 điều trị hóa chất bổ trợ bằng phác đồ FUFA cho thấy hiệu quả cải thiện thời gian sống thêm trên bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật. Đối với ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B, sau phẫu thuật đơn thuần còn một số bệnh nhân biểu hiện di căn xa. Những bệnh nhân đó thường thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao như độ biệt hóa thấp, u xâm lấn thanh mạc, CEA cao, tuổi ≤ 40, phẫu thuật cấp cứu. Vì vậy, hóa trị bổ trợ sau mổ không chỉ dành cho ung thư đại tràng có di căn hạch (Dukes C) mà còn cần thiết cho ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B khi bệnh nhân có một trong những yếu tố nguy cơ cao như kể trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B tại bệnh viện K (2004 - 2009)” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B. 2. Đánh giá kết quả hoá trị phác đồ FUFA bổ trợ sau phẫu thuật triệt căn ung thư đại tràng giai đoạn Dukes B về thời gian sống thêm 5 năm và độc tính.