Thạc Sĩ Đánh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 I tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN . 3
    1.1. Vài nét về bệnh Basedow . 3
    1.2. Đặc điểm dịch tễ 3
    1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh 4
    1.4. Triệu chứng lâm sàng 9
    1.5. Cận lâm sàng 9
    1.8 Biến chứng của bệnh Basedow . 12
    1.9. Chẩn đoán 12
    1.10. Điều trị . 14
    1.11. Tình hình nghiên cứu bệnh Basedow . 25

    CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 26
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
    2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu . 26
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.4. Phương pháp thu thập số liệu 28
    2.5. Vật liệu nghiên cứu 34
    2.6. Xử lý số liệu 34

    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
    3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị bằng 131I 35
    3.2. Liều điều trị dược chất 131I cho một bệnh nhân . 41
    3.3. Kết quả điều trị . 41
    3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 45

    CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN . . 46
    4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước điều trị 47
    4.2. Biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 48
    4.3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị bằng 131I 50
    4.4. Cách tính liều và liều điều trị 50
    4.5. Kết quả sau 4 tháng điều trị 52
    4.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị . 56
    KẾT LUẬN . 59
    1. Kết quả điều trị 59
    2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 59
    KIẾN NGHỊ 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    §Æt vÊn §Ò
    Basedow là bệnh tuyến giáp thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, chiếm 45,8% các bệnh nội tiết, 2,6% các bệnh nội khoa điều trị tại bệnh viện Bạch Mai [21]. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả ở trẻ sơ sinh [24], song phần lớn xuất hiện ở độ tuổi lao động, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ lớn hơn nam [8]. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm độc giáp với bướu giáp lan toả, bệnh lý mắt và bệnh lý da do xuất hiện kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH receptor antibody - TRAb). Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng ngày nay nhiều tác giả đã thừa nhận đây là bệnh tự miễn dịch [14], [26].
    Bệnh Basedow có thể gây những biến chứng nặng về tim mạch, mắt, cơn nhiễm độc giáp cấp .nhưng nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
    Hiện nay, có ba phương pháp điều trị bệnh cơ bản là: điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp và điều trị bằng Iod phóng xạ 131I. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu, nhược điểm khác nhau [15].
    Trên thế giới năm 1946, 131I lần đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh bướu cổ độc lan toả (bệnh Basedow), đến nay đã có hàng triệu bệnh nhân được điều trị bằng 131I. Ở miền Nam (Việt Nam) 131I đã được dùng để điều trị Basedow từ năm 1964 (tại bệnh viện Chợ Rẫy), và lần đầu tiên năm 1978 ở bệnh viện Bạch Mai [1].
    Việc sử dụng 131I trong điều trị các bệnh cường giáp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây ở nước ta, do tính hiệu quả, kinh tế của phương pháp điều trị này. Nhưng cũng có những quan điểm chưa được thống nhất và cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá và tìm hiểu về sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cũng như những biến chứng khi điều trị bằng phóng xạ 131I.
    Để góp phần đánh giá kết quả, từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh Basedow chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: "Đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow bằng 131I tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” Với các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá kết quả điều trị Bệnh nhân Basedow bằng 131I.
    2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị bệnh Basedow bằng 131I.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...