Thạc Sĩ Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer tại Huế (FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 9/3/14
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/14
    LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. CẤU TẠO NHÃN CẦU
    1.1.1. Vỏ nhãn cầu
    1.2. CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU QUYẾT ĐỊNH KHÚC XẠ
    CỦA MẮT
    1.2.1.Giác mạc
    1.2.2. Thể thủy tinh
    1.2.3. Trục nhãn cầu
    1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MÁT
    1.3.1. Mắt chính thị
    1.3.2. Mắt không chính thị
    1.4. TỔNG QUAN VỀ PHẪU THUẬT BẰNG LASER EXCIMER
    1.4.1. Đặc tính của Laser Excimer
    1.4.2. Tương tác với mô giác mạc
    1.4.3. Kỹ thuật áp dụng
    1.4.4. Các phương pháp của phẫu thuật Laser Excimer
    1.5. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LASIK
    1.5.1. Kỹ thuật
    1.5.2. Chỉ định
    1.5.3. Biến chứng
    1.5.4. Chăm sóc sau mổ
    1.5.5. Quá trình liền vết thương giác mạc sau phẫu thuật LASIK
    1.6. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY VISX STAR S4IR

    Chương2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
    2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
    2.2.4. Quy trình nghiên cứu
    2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
    2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN
    3.1.1. Theo giới
    3.1.1. Theo tuổi
    3.2. SỰ THAY ĐỔI THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ SAU PHẪU THUẬT
    3.3. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI THỊ LỰC
    VÀ KHÚC XẠ SAU PHẪU THUẬT
    3.3.1.Những yếu tố liên quan đến thay đổi thị lực sau phẫu thuật
    3.3.2. Những yếu tố liên quan đến thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật

    Chương 4.BÀN LUẬN
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
    4.2. SỰ THAY ĐỔI THỊ LỰC VÀ KHÚC XẠ SAU PHẪU THUẬT
    4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI THỊ LỰC
    VÀ KHÚC XẠ SAU PHẪU THUẬT
    4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến thay đổi thị lực sau phẫu thuật
    4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thay đổi khúc xạ sau phẩu thuật
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tật khúc xạ là một trong những bệnh thường gặp trong nhãn khoa và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới. Tật khúc xạ xảy rado sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của quang hệ mắt làm cho ảnh không rơi đúng vào võng mạc. Các loại tật khúc xạ thường gặp là: cận thị, viễn thị, loạn thị. Ở người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên) khi khả năng điều tiết của mắt suy giảm thì mắt còn bị hiện tượng lão thị. Hiện nay tỷ lệ tật khúc xạ trong học sinh và sinh viên ngày càng tăng.
    Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương (2009) tỉ lệ cận thị ở cấptiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7%. Năm 2002 theo điều tra của Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh tật khúc xạ ở học sinh là 25,3% và theo công bố của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tỷ lệ học sinh bịtật khúc xạ là 26,14%.
    Bệnh nhân bị tật khúc xạ được điều trị bằng ba phương pháp chính là đeo kính gọng, sử dụng kính tiếp xúc hoặc điều trị bằng phẫu thuật. Đeo kính gọng là phương pháp được sử dụng chủ yếu để điều trị tật khúc xạ, công suất kính phù hợp sẽ làm hình ảnh hội tụ trên võng mạc giúp bệnh nhân nhìn vật rõ nét hơn. Tuy nhiên việc sử dụng kính gọng sẽ gây một số phiền toái cho bệnh nhân như biến dạng hình ảnh, rơi vỡ kính, quên kính, hạn chế các hoạt động thể thao, ảnh hưởng thẩm mỹ . Sử dụng kính tiếp xúc giúp khắc phục một số các nhược điểm so với đeo kính gọng. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, nhiều bụi của Việt Nam thường gây viêm nhiễm mắt nếu đeo kính tiếp xúc trong thời gian dài như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc. Việc tháo lắp và bảo quản kính tiếp xúc khá phức tạp nên gây nhiều bất tiện cho người sử dụng. Phẫu thuật khúc xạ nhằm loại bỏ tất cả các nhược điểm của việc sử dụng kính gọng cũng như kính tiếp xúc. Từ cuối thế kỷ 19 với những đường rạch giác mạc điều trị loạn thị của Bates tại Mỹ vào năm 1890 và phát triển mạnh trong những năm 80 của thế kỷ 20 với những kết quả điều trị cận thị rất thuyết phục bằng phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa của Fyodorove. Nhờ sự tiến bộ vượt bật của khoa học và công nghệ hiện đại, phương pháp phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer đã ra đời qua ý tưởng của Barraquer, Pureskin, được phát triển bởi Pallikais, Buratto, sau đó đưa vào thực hành và trở thành một phẫu thuật thường quy trong lĩnh vực khúc xạ tại các nước châu Âu, Mỹ vào hai thập niên gần đây .
    Việt Nam là một đất nước đang phát triển nhanh, mức sống hiện tại của người dân cao hơn rất nhiều so với những năm trước đây, nhu cầu điều trị bệnh tật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu này năm 2000 Trung tâm Mắt thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào ứng dụng kỹ thuật Laser Excimer để điều trị tật khúc xạ. Ngày nay kỹ thuật Laser Excimer đã được áp dụng rộng rãi ở các thành phố lớn. Tại thành phố Huế đây là lần đầu chúng tôi áp dụng kỹ thuật hiện đại này nhằm điều trị tật khúc xạ.
    Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer đã được chứng minh an toàn và mang lại kết quả cao tại các nước trên thế giới . Riêng tại Việt Nam, những báo cáo về kết quả điều trị tật khúc xạ chưa có nhiều đặc biệt là bằng phương pháp LASIK . Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer tại Huế”, với các mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có tật khúc xạ.
    2. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...