Tiến Sĩ Đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    PHẦN MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 7
    CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 28
    1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 28
    1.1.1. Khái niệm cơ bản về kế hoạch 28
    1.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 29
    1.1.3. Kết cấu của báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 32
    1.1.4. Quy trình kế hoạch hoá Kế hoạch PTKTXH ở Việt Nam . 34
    1.2. Đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 36
    1.2.1. Tổng quan về đánh giá . 36
    1.2.2. Đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 46
    1.3. Kinh nghiệm về đánh giá kế hoạch của một số nước và bài
    học cho Việt Nam . 65
    1.3.1. Kinh nghiệm từ các nước trong khu vực 65
    1.3.2. Kinh nghiệm từ một số nước phát triển . 73
    1.3.3. Kinh nghiệm từ một số nền kinh tế mới nổi . 78
    1.3.4. Kinh nghiệm từ các nước Bắc Âu . 80
    1.3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 83
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 85
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
    TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 86
    2.1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và những cản
    trở đối với việc áp dụng hệ thống đánh giá dựa trên kết quả 87 2.1.1. Thiếu tính lựa chọn 87
    2.1.2. Mục tiêu đề ra chưa cụ thể, thiếu sự gắn kết giữa mục tiêu
    kế hoạch và nguồn lực 88
    2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều bất cập 91
    2.2. Thực trạng phân cấp quản lý của hệ thống kế hoạch hoá 95
    2.2.1. Sự phân cấp quản lý của hệ thống kế hoạch hoá hiện nay 95
    2.2.2. Những bất cập của sự phân cấp quản lý hệ thống kế hoạch
    hoá hiện nay 96
    2.3. Thực trạng hệ thống đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế -
    xã hội hiện nay . 98
    2.3.1. Thực trạng về thể chế đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế
    - xã hội hiện nay . 98
    2.3.2. Thực trạng báo cáo đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế -
    xã hội hiện nay . 100
    2.3.3. Thực trạng kỹ thuật thu thập dự liệu, phối hợp thông tin
    đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong phương pháp
    đánh giá hiện nay 104
    2.3.4. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện đánh giá Kế
    hoạch triển kinh tế - xã hội hiện nay 113
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 116
    CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾ
    HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM . 119
    3.1. Quan điểm đổi mới đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
    hội ở Việt Nam . 119
    3.2. Đề xuất đổi mới đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
    hội ở Việt Nam theo phương pháp đánh giá dựa trên kết quả . 120
    3.2.1. Hoàn thiện cấu trúc bản Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
    hội 120
    3.2.2. Đổi mới các bước đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 123
    3.2.3. Đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá 138
    3.3. Điều kiện cần thiết đổi mới đánh giá Kế hoạch phát triển kinh
    tế - xã hội 145
    3.3.1. Hoàn thiện thể chế cho công tác kế hoạch hoá 145
    3.3.2. Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho đánh giá 146
    3.3.3. Nâng cao năng lực đánh giá . 147
    3.3.4. Huy động và phân bổ nguồn lực cho đánh giá . 149
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 . 150
    KẾT LUẬN . . 151
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN . 155
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài:
    Hiện nay ở hầu hết các nước, lập kế hoạch được xem là công cụ quản lý
    then chốt trong quá trình thực hiện chính sách công, nhằm thúc đẩy phát triển
    bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Kế hoạch là một công cụ quản
    lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân.Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
    hội được xây dựng dựa trên những dự báo về bối cảnh tương lai, những giả
    định chủ quan và ý chí của người làm kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế kế
    hoạch thường được triển khai với những điều kiện không hoàn toàn giống như
    các dự báo và giả định đưa ra lúc ban đầu. Do đó, khi kế hoạch được triển
    khai thực hiện cần tiến hành đánh giá để đảm bảo rằng kế hoạch sẽ được điều
    hành, điều chỉnh nhằmhướng tới các mục tiêu một cách tốt nhất. Đồng thời,
    đánh giá cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch kỳ tiếp theo. Vì
    vậy, đánh giálà một khâu rất quan trọng trong quy trình kế hoạch hoá và việc
    tăng cường năng lực đánh giá Kế hoạch là rất cần thiết.
    Hiện nay, cơ chế kế hoạch hoá đã được đổi mới từ kế hoạch hoá tập
    trung với các chỉ tiêu hiện vật sang kế hoạch hoá định hướng. Tuy nhiên,
    trọng tâm của các báo cáo đánh giá hiện nay vẫn chủ yếu là quá trình triển
    khai thực hiện kế hoạch. Những thông tin được cung cấp bởi các báo cáo này
    chưa đáp ứng được yêu cầu về việc xác định liệu những đầu ra của chính sách
    hoặc kế hoạch đó có đem lại kết quả và tác động mong muốn hay không vì
    không có mối liên hệ logic giữa đầu ra với kết quả và tác động. Để phù hợp
    với sự đổi mới kế hoạch hoá đòi hỏi phải tiến hành đổi mới đánh giá thực hiện
    sang đánh giá kết quả.
    Bên cạnh đó, các cử tri và đại biểu Quốc hội cũng quan tâm ngày càng
    nhiều hơn đến các hoạt động của Chính phủ. Quốc hội đã có nhiều phiên chất
    vấn về các hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là về hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực công, về kết quả, tác động của việc thực hiện các chính
    sách và các mục tiêu kế hoạch đề ra.Do đó, việc nâng cao tính dân chủ, minh
    bạch trong đánh giá Kế hoạch là đòi hỏi cấp thiết. Các nhà tài trợ quốc tế, các
    đối tác phát triển ngày càng yêu cầu về tính minh bạch, đòi hỏi cao hơn về hiệu
    quả của các dự án do họ tài trợ, hợp tác qua hệ thống đánh giá dựa trên kết quả.
    Bởi vậy, việc đổi mới phương phápđánh giá kế hoạch theo hướng xây
    dựng một hệ thống, phương pháp đánh giá có khả năng phản ánh được những
    kết quả, tác động dự kiến của việc thực hiện kế hoạch thông qua mối liên hệ
    lôgic giữa các chỉ số đầu vào, đầu ra với kết quả và tác động là rất có ý nghĩa
    và phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.
    Xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết như vậy, tác giả lựa chọn đề tài
    “Xây dựng phương pháp Đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ở
    Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ với mong muốn trên cơ sở hiện trạng về
    đánh giá tình hình triển khai kế hoạch hiện nay ở nước ta, cùng các cơ sở lý
    luận và các kinh nghiệm cụ thể, sẽ đề xuất các giải pháp, cách thức triển khai
    thực hiện nhằm từng bước hoàn thiện công tác đổi mới nhằm xây dựng được
    một phương pháp đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù
    hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
    Mục đích của Luận án là phân tích thực trạng công tácđánh giá của Việt
    Nam về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.Từ đó đề xuất một số kiến nghị
    để đổi mới, hoàn thiện công tác đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
    theo hướng tiếp cận dựa trên kết quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...