Tiểu Luận Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam
    I. Mở đầu

    1. Định nghĩa
    ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau:
    Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, ). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.
    Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có:
    ã Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam.
    ã Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng.
    Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, Sắc lệnh 20/SL ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất. Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh.
     
Đang tải...