Báo Cáo Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của các khách sạn ở Thành phố Huế

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh và dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Du lịch không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội, nó là phương tiện nhằm mở rộng sự giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước với nhau. Du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần giải quyết công ăn việc làm và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng có tiềm năng du lịch. Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, năm 1950 chỉ có 25,3 triệu lượt khách, thì đến năm 1980 tăng lên 284,3 triệu lượt khách. Con số này đã lên đến 698,8 triệu lượt khách năm 2000 và ước tính đến năm 2010 sẽ tăng lên là 1006,4 triệu lượt khách.

    Ở Việt Nam, trước năm 1988, hàng năm cả nước chỉ đón được mấy ngàn khách quốc tế và chưa đến một triệu khách nội địa, nhưng bước sang giai đoạn từ năm 1990 đến nay đã có sự đột biến về số lượng khách, năm 1990 đã đón được 250 ngàn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa, thì đến năm 1994 đã đón được hơn 1 triệu lượt khách quốc tế và 3,5 triệu lượt khách nội địa. Con số này đã tăng lên 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14 triệu lượt khách nội địa vào năm 2004. Số lượng khách quốc tế tăng song ‘‘chất lượng’’ (mức chi trả) còn hạn chế. Thực tế diễn biến thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời gian qua đặc biệt từ năm 1994 trở lại đây cho thấy tỷ lệ tăng trưởng khách từ những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản . có xu thế chửng lại và giảm, trong khi đó khách từ những thị trường có khả năng chi trả thấp, thời gian lưu trú ngắn như Trung Quốc lại tăng (năm 1992 chỉ chiếm 0,62% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, thì đến năm 2002 đã chiếm lên đến 30%, trong khi chỉ đạt 3,6% doanh thu từ du lịch quốc tế). Khách du lịch nội địa tăng nhanh, song tỷ lệ khách hành hương, lễ hội với mức độ sử dụng dịch vụ du lịch thấp lại có xu thế tăng. Điều này lý giải vì sao năm 1999 với lượng khách khoảng 10,5 triệu, doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 22,3% tổng thu nhập du lịch, song đến năm 2001 lượng khách tăng lên đến 11,7 triệu, doanh thu lại giảm đi và chỉ chiếm 20,2%. Như vậy nhìn từ góc độ kinh tế, chất lượng nguồn khách đang là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam mặc dù số lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch qua các năm đều ghi nhận sự tăng trưởng. Một trong những nổ lực rất lớn của du lịch Việt nam trong thời gian qua góp phần làm tăng số lượng khách du lịch là đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Song bên cạnh những kết quả đáng khích lệ là những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Đó là tuyên truyền, quảng bá được thực hiện thiếu định hướng cả về thị truờng lẫn thời điểm tiến hành và về lâu về dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút khách du lịch dẫn đến sự giảm sút hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch trong tương lai. Chính vì vậy việc tìm hiểu đánh giá tình hình tuyên truyền quảng bá sản phẩm hiện tại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, để từ đó đưa ra chiến lược quảng bá phù hợp, được xem là chìa khoá quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp trong môi truờng cạnh tranh hiện nay.

    Nằm ở dải đất hẹp miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử văn hoá, Thừa Thiên Huế thực sự có một tiềm năng du lịch dồi dào hấp dẫn. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế quan trọng và đặc biệt; trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những ngành du lịch trọng điểm của quốc gia.

    Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Thừa Thiên Huế nói chung và Thành phố Huế nói riêng trong những năm qua đã có những bước tăng truởng đáng kể. Biểu hiện là năm 1990 số khách đến Huế là 81500 lượt khách thì đến năm 2005 số khách đến Huế là 931000 lượt khách. Với sự phát triển nhanh về số lượng khách du lịch, hàng loạt các khách sạn, nhà hàng, đơn vị du lịch ra đời. Sự phát triển ồ ạt, thiếu định hướng đã đưa các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp khách sạn vào một cuộc cạnh tranh khá khốc liệt. Thu hút khách - vấn đề sống còn của doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp bách. Quảng bá sản phẩm luôn là một khâu quan trọng trong hoạt động du lịch đảm bảo sự thu hút khách, tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy việc tìm hiểu hoạt động quảng bá sản phẩm hiện tại của các khách sạn để từ đó đưa ra các giải pháp quảng bá phù hợp sẽ là động thái tích cực thúc đẩy doanh nghiệp phát huy thế mạnh của mình, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.

    Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: ‘‘Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của các khách sạn ở Thành phố Huế’’ làm nội dung cho đề tài tốt nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...