Thạc Sĩ Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại THPT ĐK – HBT Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
    1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động giảng dạy 5
    1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động giảng dạy tiếng Anh
    phổ thông . 8
    1.1.3. Tiểu kết 9
    1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 11
    1.2.1. Đánh giá 11
    1.2.1.1. Khái niệm đánh giá 11
    1.2.1.2. Các loại hình đánh giá 13
    1.2.1.3. Hình thức đánh giá 13
    1.2.1.4. Vai trò đánh giá . 14
    1.2.2. Đánh giá giáo dục . 14
    1.2.3. Vai trò giáo viên 16
    1.2.4. Hoạt động giảng dạy . 16
    1.2.4.1. Khái niệm hoạt động giảng dạy . 16
    1.2.4.3. Hoạt động giảng dạy tốt 18
    1.2.5. Hoạt động giảng dạy tiếng Anh tốt 21
    1.2.5.1. Xác định mục tiêu 23
    1.2.5.2. Phương pháp 24
    1.2.5.3. Nội dung . 26
    1.2.5.4. Kiểm tra đánh giá học sinh 27
    1.3. ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
    DẠY TIẾNG ANH . 28
    1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG I 30
    2.1. NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ . 31
    2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN . 32
    2.3. QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU 33
    2.3.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi 33
    2.3.2. Chọn mẫu 33
    2.3.3. Lấy số liệu 34
    2.3.4. Thời điểm khảo sát 34
    2.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BỘ CÔNG
    CỤ ĐO LƯỜNG . 34
    2.4.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm . 35
    2.4.1.1. Số liệu tiến hành điều tra thử nghiệm 35
    2.4.1.2. Phân tích số liệu điều tra . 35
    2.4.2. Giai đoạn điều tra chính thức . 37
    2.4.2.1. Số liệu tiến hành điều tra . 37
    2.4.2.2. Phân tích số liệu điều tra . 37
    2.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG II 42

    CHƯƠNG III . 44
    ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 11 44
    TẠI TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT – HAI BÀ TRƯNG
    . 44
    3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỐI CẢNH VÀ KHÁCH THỂ
    NGHIÊN CỨU . 44
    3.1.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo phân ban 45
    3.1.2. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới . 46
    3.1.3. Phân bố khách thể nghiên cứu theo học lực . 46
    3.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 11 TẠI
    TRƯỜNG THPT ĐK - HBT . 46
    3.2.1. Mục tiêu . 46
    3.2.1.1. Đánh giá qua kết quả khảo sát ở nhóm học sinh . 46
    3.2.1.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của học sinh khi xét
    đến các yếu tố 48
    3.2.1.3. Đánh giá qua kết quả khảo sát nhóm giáo viên 49
    3.2.2. Phương pháp . 50
    3.2.2.1. Đánh giá qua kết quả khảo sát ở nhóm học sinh . 50
    3.2.2.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của học sinh khi xét
    đến các yếu tố 51
    3.2.2.3. Đánh giá qua kết quả khảo sát nhóm giáo viên 52
    3.2.3. Nội dung 54
    3.2.3.1. Đánh giá qua kết quả khảo sát ở nhóm học sinh . 54
    3.2.3.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của học sinh khi xét
    đến các yếu tố 55
    3.2.3.3. Đánh giá qua kết quả khảo sát nhóm giáo viên 57
    3.2.4. Kiểm tra – đánh giá . 57
    3.2.4.1. Đánh giá qua kết quả khảo sát ở nhóm học sinh . 57
    3.2.4.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của học sinh khi xét
    đến các yếu tố 59
    3.2.4.3. Đánh giá qua kết quả khảo sát nhóm giáo viên 61
    3.3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 11
    TẠI THPT ĐK- HBT . 63
    3.3.1. Phân tích từ kết quả học tập của học sinh giai đoạn từ 2007 -
    2012 về môn tiếng Anh 11 (Căn cứ theo báo cáo của Trường gửi Sở
    GD&ĐT Hà Nội) . 64
    3.3.2. Phân tích từ kết quả thanh kiểm tra công tác chuyên môn của
    giáo viên trong vòng giai đoạn từ 2007 đến 2012 64
    3.3.3. Thực trạng dạy- học tiếng Anh 11 tại THPT ĐK-HBT Hà Nội từ
    2007-2012 . 65
    3.3.4. Nguyên nhân . 66
    3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG III . 69
    1. Kết luận . 71
    2. Gợi ý giải pháp . 71
    2.1. Hoạt động chuyên môn 71
    2.2. Công tác quản lý . 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
    Phụ lục 2:


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Hoạt động giảng dạy (sau đây được viết tắt là HĐGD) của giáo viên, bao
    gồm hoạt động chuẩn bị trước khi lên lớp như tìm tài liệu, xây dựng bài giảng, soạn
    giáo án và hoạt động trên lớp như tổ chức, hướng dẫn, động viên học sinh chủ động
    tích cực tiếp thu tri thức, là một trong những nội dung chủ đạo không thể thiếu của
    các cơ sở giáo dục đào tạo.
    Cùng với sự phát triển của xã hội, trường học mở ra ngày càng nhiều đồng
    nghĩa với việc học sinh càng có thêm cơ hội lựa chọn cho mình cơ sở đào tạo phù
    hợp. Điều này buộc các trường học phải khẳng định vị trí của mình trong hệ thống
    giáo dục và cạnh tranh trong việc thu hút học sinh bằng chất lượng đào tạo. Bên
    cạnh việc nâng cao chất lượng các trang thiết bị đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, đổi
    mới chương trình sách giáo khoa, chuẩn hóa công tác quản lý thì yếu tố then
    chốt, quyết định chất lượng của trường học là hiệu quả hoạt động giảng dạy của
    người giáo viên. Vì thế, việc định kỳ đánh giá hoạt động giảng dạy có ý nghĩa quyết
    định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở đào tạo.
    Đánh giá HĐGD của giáo viên không chỉ giúp cho bản thân người dạy biết
    được những ưu điểm cũng như tồn tại của mình trong công việc để tiếp tục điều
    chỉnh, cải tiến, phát huy mà quan trọng hơn là giúp các nhà quản lý có được cái
    nhìn đầy đủ, sâu sắc trong việc thiết kế, hoạch định chính sách, đưa ra các giải pháp
    kịp thời nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng đào tạo.
    Tầm quan trọng của việc đánh giá HĐGD của người giáo viên đối với việc
    nâng cao, cải tiến, công khai hóa chất lượng giảng dạy là điều không thể phủ nhận.
    Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa nhận thức và hành
    động. Mặc dù nhu cầu về công tác đánh giá của phụ huynh, của học sinh và toàn xã
    hội ngày càng cao, song hoạt động này ở các trường học nói chung, đặc biệt là ở bậc
    phổ thông nói riêng còn rất hạn chế. Trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng
    trên phải kể đến sự phức tạp, đa dạng về vùng miền, văn hóa, đối tượng giảng
    dạy làm cho thước đo giá trị HĐGD của giáo viên rất khó thống nhất, đây cũng là
    một trong những khó khăn của công tác đánh giá. Làm thế nào để vừa có thể nhìn
    nhận công việc của giáo viên bằng con mắt khách quan, công bằng, phù hợp, có tác
    dụng điều chỉnh, thúc đẩy hiệu quả công việc, lại vừa có thể so sánh đối chiếu giữa
    người này với người kia, trường này với trường kia, nước này với nước khác quả
    là việc không dễ dàng.
    Để đáp ứng phần nào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy - học, trong lúc chưa
    có bộ công cụ đo chuẩn quốc gia và các nghiên cứu đánh giá khoa học trên quy mô
    đại trà, rộng khắp cho các trường Trung học phổ thông (THPT), mỗi trường cần tìm
    cho mình giải pháp riêng như: tổ chức các hội thảo về nâng cao hiệu quả giảng dạy,
    tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, đổi mới chính sách thi đua khen thưởng, xây
    dựng các tiêu chuẩn đánh giá HĐGD cấp trường. Đây cũng là xu hướng tất yếu của
    các trường THPT, tiến tới thực hiện hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng
    bắt buộc đối với mỗi cơ sở giáo dục đào tạo.
    Cơ sở lý luận của công tác đánh giá HĐGD là những nhận định đã được
    kiểm nghiệm qua các nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước về
    quy trình đánh giá, về hoạt động giảng dạy và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng
    dạy.
    Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng Hà Nội (sau đây được viết tắt là ĐK
    - HBT) cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Hoạt động giảng dạy ở trường
    được thực hiện với 12 môn học. Trong đó tiếng Anh là môn học có thời lượng từ 3 -
    4 tiết/tuần. Bên cạnh tầm quan trọng cung cấp kiến thức nền đa dạng nói chung cho
    học sinh như các bộ môn khác, ngoại ngữ còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ
    phía phụ huynh và học sinh bởi nó là công cụ, là cầu nối giữa các nền văn hóa, tri
    thức, văn minh, thương mại, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
    Trên thế giới, việc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ vừa là mối quan tâm hàng đầu
    của công dân các nước, vừa là cơ hội để người học phát triển nghề nghiệp, thâm
    nhập vào các thị trường kinh tế khác nhau, đồng thời là chìa khóa giúp họ biết và
    hiểu được các nền văn hóa khác nhau trong cộng đồng.

    Sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với bộ môn ngoại ngữ nói chung và
    tiếng Anh nói riêng cũng đồng nghĩa với sức ép ngày càng lớn, đòi hỏi đội ngũ giáo
    viên dạy tiếng Anh phải không ngừng nâng cao hiệu quả công tác của mình. Giáo
    viên tiếng Anh của trường cần biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì, phải cải
    tiến thế nào để có thể thực hiện ngày một tốt hơn công việc của mình.
    Việc đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại THPT ĐK - HBT vẫn được
    thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm học căn cứ trên kết quả đạt được của học sinh
    so với chỉ tiêu đề ra đầu năm cho môn học đó. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ
    mang ý nghĩa tổng kết kết quả đạt được chứ chưa chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu,
    phương hướng khắc phục Vì vậy, việc tiến hành đánh giá HĐGD một cách hệ
    thống với bộ công cụ được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với đặc thù bộ
    môn, đem lại thông tin có độ tin cậy cao là một hoạt động cần thiết. Từ những lý do
    trên, đề tài “Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại THPT ĐK – HBT Hà
    Nội”
    được đề xuất để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11, bao gồm đánh giá việc xác định
    mục tiêu bài học, sử dụng phương pháp giảng dạy, lựa chọn nội dung giảng dạy và
    kiểm tra đánh giá đối với học sinh khối 11 tại trường THPT ĐK - HBT Hà Nội. Từ
    đó đề xuất các giải pháp giúp cải thiện nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh tại
    trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...