Thạc Sĩ Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các hình vẽ
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các đồ thị
    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 4
    1.1 Cơ sở lý luận chung về quỹ đầu tư 4
    1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư . 4
    1.1.2 Nguồn gốc hình thành quỹ đầu tư 4
    1.1.3 Vai trò của quỹ đầu tư 5
    1.1.3.1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế 5
    1.1.3.2 Bảo vệ lợi ích cho các NĐT 5
    1.1.3.3 Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp 6
    1.1.4 Các loại hình quỹ đầu tư . 6
    1.1.4.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động . 7
    1.1.4.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn 7
    1.1.4.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động . 8
    1.1.4.4 Một số loại hình quỹ đầu tư khác 9
    1.2 Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư. 10
    1.2.1 Nghiệp vụ của quỹ đầu tư 12
    1.2.1.1Huy động vốn từ nhà đầu tư . 12
    1.2.1.2 Đa dạng hóa danh mục đầu tư 15
    1.2.2 Cách thức đầu tư vào quỹ đầu tư . 15
    1.2.2.1Nhận diện rủi ro khi đầu tư vào quỹ . 15
    1.2.2.2 Quy trình đầu tư vào quỹ 17
    1.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư . 18


    1.4 Thực tiễn phát triển mô hình quỹ đầu tư trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
    Việt Nam 19
    1.4.1 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ 19
    1.4.2 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Singapore . 20
    1.4.3 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 22
    1.4.4 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc . 23
    1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 23
    Kết luận chương 1 26
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 27
    2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, cơ sở cho sự
    hình thành và phát triển của ngành công nghiệp quỹ ở Việt Nam 27
    2.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam . 27
    2.1.2 Cơ sở hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam 32
    2.2Thực trạng về tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường
    chứng khoán Việt Nam . 34
    2.2.1 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu
    Tư Chứng khoán trong nước 34
    2.2.2 Phân tích hoạt động của một số Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu Tư Chứng
    khoán trong nước . 35
    2.2.2.1 Công ty Liên Doanh Quản lý QĐT - Vietfund Management 35
    2.2.2.2 CTQLQ Đầu Tư Prudential Việt Nam (PVFMC) . 42
    2.2.3 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu
    Tư Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam 44
    2.2.4 Phân tích hoạt động của một số Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu Tư Chứng
    khoán nước ngoài tại Việt Nam . 47
    2.2.4.1 Công ty Quản lý Quỹ Vina Capital 47
    2.2.4.2 Công ty Quản lý Quỹ Mekong Capital 50
    2.3 Nhận định về các thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ở Việt Nam. 51
    2.3.1 Thành tựu ngành công nghiệp Quỹ ở Việt Nam 51
    2.3.2 Hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ở Việt Nam 53


    Kết luận chương 2 58
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN . 59
    3.1 Xu hướng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam . 59
    3.2 Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán . 60
    3.2.1 Tăng cường phát triển các quỹ đại chúng . 60
    3.2.1.1 Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước 60
    3.2.1.2 Giải pháp từ phía công ty quản lý quỹ 62
    3.2.2 Triển khai loại hình quỹ đầu tư đại chúng dạng mở . 62
    3.2.3 Khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư ETF 63
    3.2.4 Mở rộng hoạt động huy động vốn và đầu tư quốc tế đối với các quỹ nội địa 64
    3.2.5 Nhóm các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán 66
    3.2.5.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK 66
    3.2.5.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán . 67
    3.2.5.3 Xây dựng cơ chế giao dịch chứng khoán mới . 68
    3.2.5.4 Xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm nhằm quản lý rủi ro trên TTCK 69
    3.2.6 Một số các giải pháp khác 70
    Kết luận chương 3 72
    Kết luận 74
    Tài liệu tham khảo . 75
    Phụ lục 01 76
    Phụ lục 02 77
    Phụ lục 03 79
    Phụ lục 04 82
    Phụ lục 05 85
    Phụ lục 06 86
    Phụ lục 07 87
    Phụ lục 08 88
    Phụ lục 09 89
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    TTCK Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, dù 10 năm
    không phải là quãng thời gian dài nhưng TTCK Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng
    nhanh chóng. Riêng ngành quản lý quỹ, hiện nay với sự tham gia của 47 CTQLQ, 5 quỹ
    đại chúng niêm yết và hơn 20 quỹ thành viên đã góp phần đa dạng hóa hoạt động của
    TTCK, phát triển kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính. Song
    song với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các CTQLQ ngày càng phát triển
    trên cở sở pháp lý ngày càng được cải thiện, bổ sung và hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho
    các hoạt động luôn tuân thủ theo quy định hiện hành với những chuẩn mực đạt tầm quốc
    tế. Kết quả bước đầu là các QĐT, CTQLQ dần dần được xem như là một thước đo chuẩn
    cho các hoạt động đầu tư và góp phần tạo sự ổn định cho thị trường, mà ở đó quỹ đóng
    vai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT nhỏ lẻ đầu tư một cách tốt nhất và
    chuyên nghiệp nhất vào TTCK. Tuy nhiên, nếu so với quy mô phát triển của thị trường
    hiện nay thì sự đóng góp này vẫn còn khá khiêm tốn, hạn chế.
    Hiện nay, tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt gần 740.000 tỷ đồng, chiếm hơn
    37% GDP. Tổng số vốn của các quỹ đại chúng đang quản lý chỉ chiếm khoảng 4% tổng
    giá trị vốn hóa. Ở những thị trường phát triển thì các quỹ đóng vai trò “dẫn dắt” thị
    trường, nhưng lại chưa đúng với thị trường mới nổi như ở Việt Nam, khi NĐT cá nhân
    chiếm đa số. Do đó, cần thiết phải nâng cao vai trò của ngành quản lý quỹ tại thị trường
    Việt Nam trước tiên từ bản thân nội tại của CTQLQ và sau đó là sự hỗ trợ từ các cơ quan
    quản lý và công chúng. Các cơ quan quản lý phải luôn cải tổ khung pháp lý phù hợp,
    theo kịp xu hướng phát triển của thị trường và có định hướng phát triển lâu dài nhằm hỗ
    trợ thị trường quỹ có điều kiện phát triển và đa dạng hóa sản phẩm của mình đáp ứng
    được yêu cầu của các NĐT trong và ngoài nước, hướng đến quá trình quốc tế hóa các
    hoạt động đầu tư của quỹ.
    Do vai trò quan trọng của QĐT mà việc đánh giá lại quá trình hình thành, hoàn
    thiện và phát triển các QĐT có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹ đạo đầu tư
    chuyên nghiệp và bắt nhịp đi chung của TTCK toàn cầu. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề
    tài “Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
    Nam
    ” làm ý tưởng cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Luận văn đưa ra những đóng góp chính như sau:
    Điểm qua một số biến động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Đánh
    giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động đầu tư trên TTCK, qua đó cần thiết có sự
    ra đời của những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.
    Phân tích vai trò của các QĐT, qua đó thấy được sự cần thiết phát triển và mở
    rộng mô hình này nhằm tăng tính ổn định cho TTCK.
    Đánh giá hoạt động của các QĐT, trình bày thành tựu của quỹ, đồng thời chỉ
    ra các hạn chế tồn tại để tìm giải pháp khắc phục và hoàn thiện.
    Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động hiệu quả của các
    QĐT trong thời gian tới để tạo tính chuyên nghiệp và đa dạng cho hoạt động đầu tư trên
    TTCK Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu lý luận cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của CTQLQ,
    QĐT, các hình thức tồn tại và cơ chế hoạt động và phương thức vận hành của các QĐT,
    cũng như thực tiễn phát triển của mô hình QĐT trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
    Việt Nam.
    Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của TTCK Việt Nam và QĐT trong
    thời gian qua thông qua phân tích những điều kiện thuận lợi và hạn chế của các hoạt
    động đầu tư diễn ra trên thị trường.
    Nghiên cứu xu hướng đầu tư của các QĐT và định hướng của thị trường quỹ
    trong giai đoạn sắp tới.
    Nghiên cứu các giải pháp phát triển QĐT nói riêng và nhóm giải pháp bổ trợ
    phát triển TTCK nói chung.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTCK Việt Nam, QĐT nói chung và QĐT
    quốc tế nói riêng.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt
    động, vai trò và ý nghĩa sự ra đời của các QĐT, đề xuất hướng đi mới cho thị trường quỹ
    là phát triển các QĐT quốc tế. Đề tài không đi sâu phân tích chi tiết phương thức hoạt
    động và vận hành của TTCK Việt Nam cũng như các giải pháp chuyên sâu phát triển
    TTCK Việt Nam.


    3
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp phân tích chủ đạo trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương
    pháp luận, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thu thập
    và xử lý thông tin.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Phần mở đầu : Lời giới thiệu.
    Chương 1 : Tổng quan về quỹ đầu tư chứng khoán.
    Chương 2 : Tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị
    trường chứng khoán Việt Nam.
    Chương 3 : Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán.
    Phần cuối : Kết luận và các phụ lục đính kèm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...