Tiến Sĩ Đánh giá hình thái cơ tim – huyết động trước và sau thủ thuật đóng thông liên nhĩ bằng Amplatzer

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Nội dung Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục

    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Danh mục các biểu đồ và sơ đồ

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Mục tiêu nghiên cứu 4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. ĐỊNH NGHĨA THÔNG LIÊN NHĨ 5
    1.2. PHÂN LOẠI CÁC KIỂU THÔNG LIÊN NHĨ 5
    1.3. SINH LÝ BỆNH THÔNG LIÊN NHĨ 10
    1.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 12
    1.5. CẬN LÂM SÀNG 14
    1.6. ĐIỀU TRỊ THÔNG LIÊN NHĨ 32
    1.7. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ SIÊU ÂM TIM
    QUA THÀNH NGỰC: CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ ĐÓNG THÔNG
    LIÊN NHĨ BẰNG AMPLATZER
    38
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45
    2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 47
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
    2.4. THU THẬP SỐ LIỆU 52
    2.5. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ 57
    2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 58
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
    3.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU 59
    3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI 61
    3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN VỀ HUYẾT ĐỘNG 73
    Chương 4: BÀN LUẬN 76
    4.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU 76
    4.2. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI 85
    4.3. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HUYẾT ĐỘNG 113
    HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 120
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Phiếu dữ liệu bệnh nhân tham gia nghiên cứu
    Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
    Phụ lục 3: Danh sách các Bác sĩ tham gia nghiên cứu

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Nội dung Trang
    Bảng 1.1. Kích thước buồng tim theo diện tích da cơ thể và cân nặng 20
    Bảng 1.2. Tính đường kính buồng tim phải và động mạch phổi 22
    Bảng 1.3. Tốc độ dòng máu trung bình đi qua các van tim dựa vào phổ
    siêu âm tim Doppler
    28
    Bảng 1.4. Chỉ định can thiệp sửa chữa thông liên nhĩ bằng dù năm 2001 37
    Bảng 3.5. Một số đặc điểm chung 59
    Bảng 3.6. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng giữa nhóm tuổi 60
    Bảng 3.7. So sánh đường kính nhĩ phải giữa 2 nhóm tuổi 61
    Bảng 3.8. So sánh đường kính giữa thất phải giữa 2 nhóm tuổi 62
    Bảng 3.9. So sánh đường kính nhĩ trái giữa 2 nhóm tuổi 63
    Bảng 3.10. So sánh đường kính thất trái thì tâm thu giữa 2 nhóm tuổi 64
    Bảng 3.11. So sánh đường kính thất trái thì tâm trương giữa 2 nhóm tuổi 65
    Bảng 3.12. So sánh độ dầy thành sau thất trái thì tâm thu giữa 2 nhóm
    tuổi
    66
    Bảng 3.13. So sánh độ dầy thành sau thất trái thì tâm trương giữa 2 nhóm
    tuổi
    67
    Bảng 3.14. So sánh đường kính vách liên thất thì tâm thu, thì tâm trương
    giữa 2 nhóm tuổi
    68
    Bảng 3.15. Kết quả định tính sự di động nghịch thường của vách liên thất
    ở nhóm ≥ 18 tuổi
    69
    Bảng 3.16. So sánh tỉ lệ nhĩ phải/ nhĩ trái giữa 2 nhóm tuổi 70
    Bảng 3.17. So sánh tỉ lệ thất phải/ thất trái giữa 2 nhóm tuổi 71
    Bảng 3.18. So sánh đường kính động mạch phổi giữa 2 nhóm tuổi 72
    Bảng 3.19. So sánh áp lực động mạch phổi thì tâm thu giữa 2 nhóm tuổi 73
    Bảng 3.20. So sánh tỉ lệ Qp/Qs giữa 2 nhóm tuổi 74
    Bảng 3.21. So sánh phân suất tống máu thất trái giữa 2 nhóm tuổi 75
    Bảng 4.22. So sánh giữa các nghiên cứu về độ tuổi trung bình đóng thông
    liên nhĩ
    76
    Bảng 4.23. So sánh tỉ lệ nữ/ nam giữa các nghiên cứu 78

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Nội dung Trang
    Hình 1.1. Thông liên nhĩ lỗ thứ phát 6
    Hình 1.2. Sự tạo thành vách liên nhĩ trong giai đoạn phôi thai 7
    Hình 1.3. Thông liên nhĩ kiểu xoang vành 9
    Hình 1.4. Điện tâm đồ thông liên nhĩ lỗ thứ phát với nhịp xoang 15
    Hình 1.5. Điện tâm đồ thông liên nhĩ lỗ nguyên phát 16
    Hình 1.6. X-quang thông liên nhĩ lỗ thứ phát 17
    Hình 1.7. Hình ảnh siêu âm tim chẩn đoán lỗ thông liên nhĩ 18
    Hình 1.8. Siêu âm tim đo kích thước nhĩ trái 19
    Hình 1.9. Đo đường kính thất phải tại mặt cắt 4 buồng 21
    Hình 1.10. Đo đường kính thành thất phải ngay mặt cắt dưới sườn 23
    Hình 1.11. Hình ảnh áp lực động mạch phổi trên siêu âm 25
    Hình 1.12. Van động mạch phổi đóng giữa thì tâm thu 26
    Hình 1.13. Hình ảnh tăng áp thất phải với siêu âm tim theo trục dọc
    cạnh ức thấy giãn thất phải, vách liên thất bị dẹt và đẩy sang trái
    27
    Hình 1.14. Dụng cụ đóng lỗ thông liên nhĩ Amplatzer 36
    Hình 1.15. Hình máy siêu âm tim Philips HD 11 51
    Hình 2.16. Cách đo kích thước các thông số tim cần thiết 53
    Hình 2.17. Đo đường kính nhĩ phải trên siêu âm tim 54
    Hình 2.18. Đo đường kính động mạch phổi 55

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

    Nội dung Trang
    Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ các kiểu thông liên nhĩ 6
    Sơ đồ 1.1. Sinh lý bệnh thông liên nhĩ 10
    Sơ đồ 2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 48
    1



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và
    mạch máu lớn diễn ra trong thời kỳ bào thai [21]. Các bệnh tim bẩm sinh bao
    gồm: thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, còn ống động mạch,
    tứ chứng Fallot, Trong đó, thông liên nhĩ là một trong những bệnh tim bẩm
    sinh cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tần suất bệnh ở các nước trên
    thế giới cũng như tại Việt nam. Nghiên cứu vào năm 2002, Hoffman và
    Kaplan [71] với 43 báo cáo sử dụng siêu âm tim nghiên cứu về tim bẩm sinh
    trong những thập niên gần đây nhận thấy bệnh thông liên nhĩ chiếm khoảng
    1% trẻ sơ sinh và chiếm tỉ lệ 30 – 40% bệnh tim bẩm sinh tuổi trưởng thành.
    Theo các nghiên cứu của DeVore [44], Samal [136] Van der Linde [158], và
    Yang [169] đều đưa ra kết luận thông liên nhĩ chiếm tỉ lệ 0,7 – 0,8% trẻ em
    sinh ra trên thế giới. Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh thông liên nhĩ
    tăng tỉ lệ thuận với sự tăng dân số thế giới [44], [45], [91], [157], [168], [169].
    Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Tạ Tiến Phước, Trần Đỗ Trinh
    nghiên cứu trên 239 bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh nhập viện tại bệnh viện
    Bạch Mai trong khoảng thời gian 1970 – 1979 [10] ghi nhận tỉ lệ thông liên
    nhĩ chiếm 29,6%, thông liên thất 12,7%. Năm 2003, Đỗ Thúy Cẩn [2] báo cáo
    bệnh thông thương luồng thông tim trái sang phải chiếm 12,12% trong tổng
    số 1096 bệnh nhân tim bẩm sinh được hội chẩn tại Viện tim mạch quốc gia.
    Theo Nguyễn Lân Việt [14] tình hình tim bẩm sinh nhập viện điều trị tại Việt
    Nam tăng dần trong những năm: (7,2%) năm 2003, (8,5%) năm 2004, (8,2%)
    năm 2005, (9,5%) năm 2006 và (9,6%) năm 2007 trên tổng số bệnh nhân
    bệnh tim mạch nhập viện điều trị. Bệnh tim bẩm sinh có tần suất khoảng 0,8% 2



    trẻ em ra đời còn sống trong đó có thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống
    động mạch, tứ chứng Fallot, .
    Thông liên nhĩ là một bệnh lý tồn tại sự thông thương giữa hai tâm nhĩ,
    t y theo k ch thước lỗ thông, nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng
    thay đổi về hình thái như giãn nhĩ phải, thất phải sau đó đưa đến lớn buồng
    tim phải, suy tim phải, rối loạn nhịp tim do lớn buồng tim phải và ảnh hưởng
    đến huyết động như tăng áp động mạch phổi và tăng sức cản động mạch phổi
    làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sống của người bệnh. Khởi đầu
    với phương pháp điều trị nội khoa với mục đ ch làm giảm nhẹ các triệu chứng
    bệnh và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân [77], [79]. Mặc dù phẫu thuật đóng
    lỗ thông liên nhĩ được xem như phương pháp cơ bản điều trị thông liên nhĩ
    nhưng cũng có những bất lợi như để lại vết sẹo dài sau phẫu thuật, hội chứng
    máy tim phổi nhân tạo (chảy máu, đông máu, đột quị, tổn thương phổi thận,
    tổn thương não, tử vong do gây tim ngừng đập phục vụ phẫu thuật khâu vá lỗ
    thông sau đó tim không đập lại), tổn thương tâm nhĩ do phẫu thuật khâu vá lỗ
    thông và thường tạo nên sự xơ hóa ngay v ng phẫu thuật sẽ để lại những di
    chứng về lâu dài . [119], [128], [173]. Kỹ thuật đóng thông liên nhĩ đã đem
    lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và y học đặc biệt là ngành tim mạch học.
    Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh về sự an toàn cũng như hiệu quả
    của việc đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dù Amplatzer. Kỹ thuật đóng d lỗ thông
    liên nhĩ bằng nhiều dụng cụ khác nhau đã được ứng dụng, trong số các dụng
    cụ được sử dụng thì dù Amplatzer là hiệu quả và tiện dụng vượt trội và được
    ứng dụng rộng rãi khắp thế giới [119], [128], [167].
    Năm 2002, Nguyễn Lân Hiếu và các cộng sự đã ứng dụng phương pháp
    đóng lỗ thông bằng dù Amplatzer tại Viện Tim Mạch Việt Nam và đạt được
    hiệu quả cao trong điều trị thông liên nhĩ lỗ thứ phát với k ch thước lỗ thông
    từ 4 mm – 40 mm, tiện dụng và an toàn không một trường hợp nào gây tử 3



    vong [3], [142]. Sau thành công tại Viện Tim Mạch Việt Nam, nhiều bệnh
    viện ở Việt Nam đã tiến hành đóng lỗ thông liên nhĩ như Viện Tim trung
    ương, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đa khoa Khánh Hòa, Riêng tại
    thành phố Hồ Chí Minh các bệnh viện như Đại học Y Dược, Viện Tim, bệnh
    viện Tim Tâm Đức, Nhi đồng 1, Nhi Đồng 2, bệnh viện Chợ Rẫy, đều
    thành công trong kỹ thuật đóng thông liên nhĩ bằng dù Amplatzer.
    Điều trị triệt để bệnh lý thông liên nhĩ bằng cách đóng lỗ thông liên nhĩ
    lỗ thứ phát bằng Amplatzer là một trong những phương pháp chọn lựa hàng
    đầu. Tuy nhiên, những thay đổi hình thái tim và huyết động do bệnh thông
    liên nhĩ gây ra vẫn còn tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài sau điều trị. Mặt
    khác những ảnh hưởng của phương thức điều trị cũng như dụng cụ sử dụng
    trong tiến hành thủ thuật cũng đã t nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi về hình
    thái và huyết động của tim. Do vậy, việc tiếp tục theo dõi và đánh giá những
    biến đổi trên tim sau thủ thuật đóng lỗ thông liên nhĩ, những biến chứng xảy
    ra muộn là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Quá trình hồi phục của tim
    sau đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dù diễn ra như thế nào, quá trình tái
    định dạng của tim giữa hai nhóm < 18 tuổi và ≥ 18 tuổi có sự khác nhau hay
    không và khả năng hồi phục chức năng của tim giữa 2 nhóm sau khi lỗ thông
    được đóng k n cần được nghiên cứu thêm. Từ những nhu cầu đặt ra có tính
    cấp thiết chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hình thái cơ tim – huyết động
    trước và sau thủ thuật đóng thông liên nhĩ bằng Amplatzer”. 4



    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chuyên biệt:
    1. Đánh giá sự biến đổi một số thông số về hình thái tim trên siêu âm
    tim trước và sau đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát đơn thuần bằng
    Amplatzer (sau 1, 3, 6, 12 tháng) ở 2 nhóm từ 18 tuổi trở lên và dưới
    18 tuổi.
    2. Đánh giá sự biến đổi một số thông số về huyết động trên siêu âm
    tim trước và sau đóng lỗ thông liên nhĩ lỗ thứ phát đơn thuần bằng
    Amplatzer (sau 1, 3, 6, 12 tháng) ở 2 nhóm từ 18 tuổi trở lên và dưới
    18 tuổi.
     
Đang tải...