Luận Văn Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải Nhà máy sữa Nghệ An - Vinamilk

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang

    Mở đầu 1

    Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

    1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến sữa ở Việt Nam 3

    1.1.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sữa và xu thế 3

    phát triển ngành sản xuất sữa ở Việt Nam

    1.1.2. Khái quát về công ty sữa Việt Nam - Vinamilk và nhà máy sữa 3 Nghệ An - Vinamilk.

    1.2. Công nghệ sản xuất và chế biến sữa của nhà máy sữa Nghệ An- 4

    Vinamilk:

    1.2.1. Nguyên liệu 4

    1.2.2. Dây chuyên công nghệ sản xuất 8

    1.2.3. Khái quát về nước thải nhà máy sữa 8

    1.3. Các công nghệ xử lý nước thải 9

    1.3.1 Trung hòa 9

    1.3.2. Tuyển nổi 12

    1.3.3. Công nghệ bùn hoạt tính 14

    1.3.4. Lắng 18

    Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 19

    2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19

    2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 19

    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 19

    2.2. Nội dung nghiên cứu 19

    2.3. Phương pháp nghiên cứu 20

    2.3.1. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu 20

    2.3.2. Phương pháp phân tích 20

    2.3.2.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu 20

    23.2.2. Phương pháp phân tích 21

    2.3.3. Phương pháp kế thừa 21

    2.4. Phương pháp đánh giá khả năng xử lý 22

    2.4.1. Đánh giá hiệu quả xử lý tính theo % lượng chất thải đầu vào 22

    2.4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của từng đơn vị xử lý 22

    2.4.3. Hiệu quả xử lý so với TCVN 23
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu 24

    3.1. Nhà máy sữa Nghệ An - Vinamilk 24

    3.2. Công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 25

    3.3. Đánh giá chất lượng nước thải đầu vào hệ thống xử lý 29

    3.4. Đánh giá chất lượng nước thải sau khi qua các đơn vị xử lý 31

    3.4.1. Chất lượng nước thải sau khi qua bể trung hòa 31

    3.4.2. Chất lượng nước thải sau khi qua bể tuyển nổi (DAF) 32

    3.4.3. Chất lượng nước thải sau khi qua hệ bùn hoạt tính và bể lắng 33

    3.5. Đánh gỉáchất lượng nước thải sau khi xử lý 35

    3.5.1. Kết quả phân tích nước thải sau khi qua toàn bộ hệ thống xử lý 35

    3.5.2. Đánh giá khả năng xử lý của hệ thống 36

    3.6. So sánh, đánh giá sự thay đổi hiệu suất xử lý qua các năm 37

    3.7. Đề xuất các biện pháp để tăng hiệu quả xử lý của hệ thống. 40

    Kết luận và kiến nghị 43

    Tài liệu tham khảo 46

    Phụ lục 1 48

    Phụ lục 2 49

    Phụ lục 3 50

    MỞ ĐẦU
    Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, con người ngày càng tác động sâu sắc tói thiên nhiên và môi trường. Chỉ trong 100 năm của thế kỷ XX, con người đã làm ra một khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng sản phẩm của tất cả các thời kỳ trước cộng lại. Tuy nhiên, cũng từ đó đến nay, con người đã và đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường. Phát triển kinh tế là tất yếu, nhưng phát triển cân bằng vói các giá tri về xã hội và môi trường. Vì vậy, vấn đề sản xuất và bảo vệ môi trường là hai nhiệm vụ không thể tách ròi nhau.

    Sản xuất và chế biến thực phẩm là một trong những ngành có vai trò quan trọng đối vói sự phát triển của xã hội và sự tồn tại của con ngưòi. Tuy nhiên, đây cũng là ngành sản xuất đang phải đối mặt vói rất nhiều các vấn đề môi trường đặc biệt là vấn đề nước thải sản xuất. Nước thải công nghiệp đã trở thành nỗi lo chung không chỉ của các nhà máy, các cơ quan quản lý mà còn là nỗi lo chung của cả cộng đồng.

    Thực tế hiện nay, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng đã mang lại những nguồn lợi nhuận kinh tế to lớn nhưng ít nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Nhà máy sữa Nghệ An - Vinamilk đi vào hoạt động năm 2005 vóri công suất 30 triệu lít/năm và đã xây dựng một hệ thống xử lý nước thải khá hiện đại. Tuy nhiên, theo thòi gian và sự thay đổi các điều kiện môi trường cũng như sản xuất và vận hành, chúng ta không thể đảm bảo chắc chắn về độ tin cậy của hệ thống xử lý như ban đầu. Do đó, cần có những đánh giá khách quan về khả năng xử lý chất thải của hệ thống. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải Nhà máy sữa Nghệ An -Vinamilk” nhằm xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hạn

    chế những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình xử lý nước thải. Hơn nữa, không chỉ có ý nghĩa cho việc kiểm soát chất thải ở thời điểm hiện tại, đề tài này còn hướng đến việc tạo ra một cơ sở khoa học thực nghiệm cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý tương tự sau này; chỉ ra những ưu điểm cũng như những thiếu sót của hệ thống xử lý; qua đó, cung cấp một nguồn tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải.

    Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy sữa Nghệ An - Vinamilk, kết hợp với điều tra chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý nhằm đánh giá về khả năng xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải của nhà máy sữa. Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần phải giải quyết là:

    - Đánh giá về thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy sữa.

    - Xem xét quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy sữa

    Nghệ An - Yinamilk.

    - Đánh giá hiệu quả xử lý của từng đơn vị xử lý chính.

    - Đánh giá hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống xử lý.

    - Đánh giá sự thay đổi hiệu quả xử lý qua các năm.

    - Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng xử lý. 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...